Áp xe buồng trứng là gì? Có nguy hiểm không?

Áp-xe buồng trứng là gì? Áp xe buồng trứng có nguy hiểm không? Áp xe buồng trứng là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể để dẫn đến vô sinh. Nội dung dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết cho bạn bạn về bệnh áp-xe buồng trứng. Hãy cùng theo dõi nhé.

Áp xe buồng trứng là gì?

Các bệnh viêm nhiễm buồng trứng bao gồm áp xe buồng trứng thường xuất phát từ viêm vùng chậu. Viêm nhiễm ở vùng chậu thường mình là kết quả của viêm nhiễm các cơ quan sinh dục bên ngoài gồm tử cung, âm đạo. Tác nhân gây các bệnh lý này thường do vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo hoặc niệu đạo. Sau đó, viêm nhiễm lây lan ngược dòng lên các cơ quan sinh sản bên trong.

Riêng tại buồng trứng, các tác nhân gây bệnh bệnh sẽ xâm nhập vào ống dẫn trứng, buồng trứng và gây ra viêm buồng trứng. Viêm nhiễm chắc chắn sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến cấu trúc và chức năng của buồng trứng. Viêm buồng trứng kéo dài mà không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả sẽ gây ra áp xe buồng trứng.

Áp-xe buồng trứng là tình trạng buồng trứng trở thành một túi chứa đầy dịch mủ gồm các tế bào viêm và các vi khuẩn. Nghiêm trọng hơn, khối áp-xe buồng trứng có thể di chuyển đến các bộ phận khác và gây ra áp xe phần phụ. Đây là một trong những biến chứng nặng nề nhất của viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Nó ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Áp xe buồng trứng

Nguyên nhân gây áp xe buồng trứng là gì?

Áp-xe buồng trứng thường xảy ra với những đối tượng nào? Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân gây áp xe buồng trứng là:

  • Người bệnh viêm vùng chậu nhưng không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả.
  • Quan hệ tình dục không an toan, quan hệ với nhiều người, quan hệ bừa bãi.
  • Phụ nữ dùng các dụng cụ tử cung để tránh thai cũng có nguy cơ mắc viêm vùng chậu và dẫn đến áp-xe buồng trứng.
  • Hệ miễn dịch yếu do đang điều trị các bệnh lý như gây tiểu đường, HIV/AIDS hoặc hóa trị ung thư.
  • Áp dụng các biện pháp kích thích buồng trứng để điều trị vô sinh.
  • Đã từng mắc các bệnh như viêm túi thừa, viêm ruột thừa hoặc viêm ruột hoại tử.
  • Nhiễm trùng máu.

Nếu bạn có một trong các yếu tố trên, bạn sẽ có nguy cơ mắc áp xe buồng trứng.

Triệu chứng bệnh áp xe buồng trứng như thế nào?

Các triệu chứng của bệnh áp-xe buồng trứng bao bao gồm:

  • Thường xuyên bị đau âm ỉ vùng bụng dưới và vùng chậu
  • Cơn đau tăng dần khi vận động mạnh và khi quan hệ tình dục
  • Có cảm giác căng phồng ở bụng dưới
  • Kinh nguyệt diễn ra dài hơn và lượng máu kinh nhiều hơn
  • Chảy máu âm đạo bất thường giữa chu kỳ kinh nguyệt
  • Khí hư âm đạo có mùi hôi nặng
  • Cơ thể mệt mỏi, có thể bị sốt hoặc sốt run lạnh từng cơn
  • Buồn nôn hoặc nôn ói
  • Đau vùng lưng dưới
Áp xe buồng trứng

Bệnh áp xe buồng trứng có nguy hiểm không?

Áp-xe buồng trứng là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm buồng trứng. Nó có thể gây ra những những tác hại vô cùng nặng nề với sức khỏe.

Cụ thể những tác hại của bệnh áp xe buồng trứng là:

Gây áp xe phần phụ

Khối áp xe có thể di chuyển đến các cơ quan lân cận như vòi trứng, tử cung và gây ra áp xe phần phụ. Khối áp xe cũng có thể bị vỡ ra khiến dịch viên lan ra khắp vùng chậu, xâm nhập vào đường máu. Hệ quả là viêm nhiễm ở khắp các cơ quan trong cơ thể và nguy hiểm nhất là nhiễm trùng huyết. Nhiễm trùng huyết có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

Vô sinh

Áp-xe buồng trứng làm suy giảm chức năng của buồng trứng. Điều này ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh. Ngoài ra viêm nhiễm lây lan lên ống dẫn trứng làm tắc ống dẫn trứng, sẽ gây vô sinh.

Đe dọa tính mạng người bệnh

Nhiều trường hợp áp xe buồng trứng không được điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Tóm lại bệnh áp xe buồn trứng gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề. Do đó, bạn nên nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh áp-xe buồng trứng để điều trị kịp thời và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Chẩn đoán bệnh áp xe buồng trứng

Đầu tiên, bác sĩ sẽ khám lâm sàng các triệu chứng của người bệnh. Các triệu chứng điển hình của bệnh là đau vùng bụng dưới, chảy máu âm đạo bất thường, chảy máu khi quan hệ…

Để xác định chính xác của bệnh bác sĩ đã cần thực hiện các biện pháp xét nghiệm chuyên sâu bao gồm:

  • Siêu âm chụp
  • Chụp CT
  • Chụp MRI để phát hiện các khối u...

Cách điều trị bệnh áp xe buồng trứng

Dựa theo kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Bệnh áp-xe buồng trứng thường được điều trị bằng hai phương pháp sau:

Điều trị bằng kháng sinh

Những khối áp xe nhỏ có đường kính dưới 9 cm và chia vỡ sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tỷ lệ thành công của phương pháp điều trị này là 70%.

Nếu khối áp xe có đường kính lớn hơn 9 cm, nhưng các triệu chứng như ổn định và người bệnh có nhu cầu sinh con nữa thì cũng được điều trị bằng kháng sinh. Trường hợp này, bác sĩ sẽ theo dõi quá trình điều trị để có những can thiệp kịp thời tránh khối u phát triển nặng hoặc gây ra những biến chứng khác.

Phẫu thuật

Việc điều trị áp-xe buồng trứng bằng phẫu thuật sẽ được áp dụng trong các trường hợp:

  • Điều trị bằng thuốc kháng sinh không hiệu quả
  • Khối áp xe quá lớn
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng huyết
  • Bị đau vùng chậu nghiêm trọng
  • Bạch cầu trong máu không giảm
  • Trường hợp khối áp xe đã vỡ ra và gây ra các triệu chứng lâm sàng như hạ huyết áp, thở gấp, nhịp tim nhanh thì người bệnh cần phải phẫu thuật nhanh chóng để bảo toàn tính mạng.

Các phương pháp để phẫu thuật áp xe buồng trứng bao gồm:

  • Phá hủy các ổ áp xe và dẫn lưu mủ ra bên ngoài
  • Cắt tai vòi hoặc 2 phần phụ có khối áp xe, để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.
  • Bệnh nhân đã lớn tuổi và không có nhu cầu sinh con thì sẽ cắt bỏ hoàn toàn tử cung phần phụ và dẫn lưu.

Phòng ngừa bệnh áp xe buồng trứng

Cách tốt nhất để hạn chế tác hại của bệnh áp-xe buồng trứng là phòng bệnh. Bạn hoàn toàn có thể hạn chế nguy cơ mắc phải căn bệnh này bằng các biện pháp sau:

  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ hàng ngày để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa
  • Điều trị triệt để các bệnh lý phụ khoa đều mắc phải
  • Quan hệ tình dục an toàn lành mạnh. Tốt nhất hãy chung thủy với một bạn tình
  • Khám sức khỏe phụ khoa định kỳ để phát hiện và điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa
  • Khi có dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa, hãy thăm khám và điều trị ngay.

Trên đây là những thông tin về bệnh áp xe buồng trứng. Nó là một bệnh lý vvô cùng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của người. Do đó bạn nên chủ động phòng tránh căn bệnh này. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có kiến thức để chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt hơn.