Tắc vòi trứng là gì? Nguyên nhân, chuẩn đoán và cách chữa

Có thể nhận định rằng tắc vòi trứng là căn bệnh rất nguy hại đối với phái nữ. Bởi trên thực tế, có rất nhiều nữ giới gặp khó khăn trong chuyện sinh sản, thậm chí là vô sinh mà nguyên nhân là do tắc vòi trứng gây ra. Chính vì vậy, việc tìm hiểu những thông tin về bệnh tắc vòi trứng là điều cần thiết, giúp các chị em phòng tránh cũng như nhận biết bệnh.

Dưới đây các chuyên gia của Bacsytuvan sẽ giúp các chị em hiểu hơn về nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị tắc vòi trứng hiệu quả.

Khám phụ khoa là gì

Tắc vòi trứng là gì?

Vòi trứng là bộ phận thuộc cơ quan sinh sản nữ giới. Nó là một ống dài, hẹp và rỗng nối từ buồng trứng tới đáy tử cung. Mỗi nữ giới đều có 2 vòi trứng đảm nhận chức năng nâng đỡ trứng chín rụng, giúp trứng và tinh trùng gặp gỡ để thụ tinh.

Tắc vòi trứng là hiện tượng ống dẫn trứng bị bít tắc, gây ra tình trạng tắc nghẽn. Điều này có thể xảy ra chỉ ở 1 bên vòi trứng hoặc ở cả 2 bên. Nó sẽ khiến cho tinh trùng gặp khó khăn khi di chuyển vào gặp trứng. Từ đó làm giảm khả năng thụ tinh và dễ dẫn tới nguy cơ vô sinh cho nữ giới.

Bên cạnh đó, tình trạng tắc vòi trứng còn khiến cho trứng đã được thụ tinh không thể di chuyển qua vòi để vào bên trong tử cung làm tổ. Nó sẽ làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm.

Xem thêm:

Nguyên nhân gây tắc vòi trứng

Nói đến nguyên nhân gây tắc vòi trứng, các chuyên gia phụ khoa cho biết căn bệnh này có thể bắt nguồn từ 4 nguyên nhân sau:

+ Do bẩm sinh:

Một số nữ giới bị tắc vòi trứng do ống dẫn trứng bị chít hẹp hay không phát triển hoàn thiện từ khi còn ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên trường hợp này khá hiếm gặp.

+ Do vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ

Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, không đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm cho cơ quan sinh dục. Đặc biệt, cấu tạo cơ quan sinh dục nữ ở dạng mở cho nên tình trạng viêm nhiễm thường xảy ra liên tục. Nếu không có biện pháp ngăn chặn, tình trạng viêm nhiễm có thể lan rộng và xâm nhập vào sâu bên trong vòi trứng gây tắc.

+ Các tác động của các bệnh lý

Các bệnh viêm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung hay viêm vùng chậu là nguyên nhân phổ biến gây tắc vòi trứng. Bởi những bệnh lý này nếu không được chữa trị triệt để, chuyển sang giai đoạn mãn tính. Mầm bệnh có thể lây lan lên vòi trứng, khiến vòi trứng trở nên chật, hẹp và bị bít tắc. Ngay cả khi các bệnh viêm đã được chữa khỏi thì vẫn tồn tại nguy cơ tắc vòi trứng.

+ Do thực hiện các thủ thuật ngoại khoa không đảm bảo

Việc thực hiện các thủ thuật phụ khoa vùng kín như đặt vòng tránh thai, nạo hút thai, phẫu thuật vùng chậu… không đảm bảo an toàn có thể gây tình trạng nhiễm trùng. Và đó là một trong những nguyên nhân dẫn tới viêm tắc vòi trứng.

Triệu chứng tắc vòi trứng

Vì là bộ phận nằm sâu bên trong cơ quan sinh sản nên các chị em phụ nữ không thể phát hiện được hình ảnh tắc vòi trứng. Bởi vậy việc nhận biết bản thân có bị tắc vòi trứng hay không là điều rất khó.

tắc vòi trứng

Trên thực tế, tình trạng tắc vòi trứng có thể gây ra một số triệu chứng nhất định. Tuy nhiên đây không phải là những dấu hiệu quá đặc trưng mà nó thường có sự tương đồng với các căn bệnh khác ở cơ quan sinh sản.

Điều đó khiến cho nhiều nữ giới hoàn toàn không hề biết được mình có mắc bệnh hay không. Chỉ khi tình cờ đi thăm khám, bác sĩ mới phát hiện ra vấn đề này.

Một số dấu hiệu tắc vòi trứng mà chị em cần lưu tâm gồm:

  • Kinh nguyệt không đều
  • Khó thụ thai
  • Đau vùng bụng, đau lưng
  • Đi tiểu liên tục, tiểu gấp
  • Khí hư ra nhiều
  • Đau khi quan hệ
  • Rối loạn chức năng tiêu hóa

Tắc vòi trứng có vô sinh không?

Vòi trứng bị tắc nghẽn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở nữ giới. Bởi khi ống dẫn trứng bị tắc thì tinh trùng và trứng sẽ khó gặp được nhau để xảy ra quá trình thụ tinh, mang thai.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mọi nữ giới bị tắc vòi trứng đều không thể sinh nở tự nhiên. Trên thực tế những trường hợp chỉ bị tắc một bên vòi trứng, còn một bên vẫn hoạt động bình thường thì vẫn có thể mang thai và sinh nở. Tuy nhiên, khả năng thụ thai sẽ thấp hơn các trường hợp bình thường và dễ gặp phải tình trạng mang thai ngoài tử cung.

Còn với những trường hợp cả 2 ống dẫn trứng đều bị tắc nghẽn thì khả năng nữ giới mang thai tự nhiên sẽ rất khó. Nếu không áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản thì không thể có con.

Cách chẩn đoán tắc vòi trứng

Không dễ để có thể chẩn đoán được tình trạng tắc vòi trứng ở một người phụ nữ nếu chỉ thông qua việc thăm khám lâm sàng. Thông thường người bệnh muốn phát hiện tình trạng này thì cần thực hiện các biện pháp chẩn đoán sau:

+ Chụp cản quang tử cung – vòi trứng: Là phương pháp sử dụng chất cản quang để bơm vào buồng tử cung và vòi trứng. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang. Nhờ thuốc cản quang, bác sĩ có thể nhìn thấy trạng thái của buồng tử cung và vòi trứng. Nếu dung dịch thuốc không chảy được vào ống dẫn trứng thì có thể là do ống dẫn trứng bị tắc. Biện pháp này thường thực hiện ở nửa đầu chu kì kinh nguyệt.

+ Siêu âm bơm nước buồng tử cung (SHG): Đây là phương pháp tương tự như cách chụp cản quang tử cung, vòi trứng. Tuy nhiên thay vì chụp x-quang, bác sĩ sẽ sử dụng sóng âm để quan sát hình ảnh ống dẫn trứng, giúp phát hiện tình trạng tắc vòi trứng.

+ Nội soi ổ bụng: Đây được xem là cách chẩn đoán chính xác nhất tình trạng tắc vòi trứng hiện nay. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng ống soi và camera nhỏ đi qua đường âm dạo vào bên trong và chụp lại hình ảnh ống dẫn trứng từ bên trong. Tuy nhiên, phương pháp này không được dùng trong giai đoạn sớm vì nó là biện pháp xâm lấn, có thể gây thường tổn cho cơ quan sinh sản mà không có hiệu quả điều trị.

Cách chữa tắc vòi trứng

Rất nhiều chị em phụ nữ được thông báo bị tắc vòi trứng thường cảm thấy hoang mang và lo lắng. Bởi họ không rõ bị tắc vòi trứng có chữa được không?

Trên thực tế, bệnh tắc vòi trứng ở nữ giới có thể chữa trị khỏi bằng cách thông vòi trứng. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp thì cách điều trị sẽ khác nhau. Điều này phụ thuộc vào vị trí của phần tắc nằm ở đâu, mức độ tắc kẹp khu trú chỉ một đoạn hay lan rộng cả ống dẫn trứng.

+ Phương pháp điều trị không phẫu thuật

Đây là phương pháp dùng ống thông bơm thuốc cản quang vào buồng tử cung vòi trứng. Sau đó bác sĩ sẽ chụp x-quang để xác định vị trí tắc rồi dùng một ống thông khác để tái thông vị trí tắc ở vòi trứng. Tuy nhiên, phương pháp có thể gây nguy cơ nhiễm trùng cho tử cung, vòi trứng và làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung sau thủ thuật.

+ Phương pháp điều trị phẫu thuật

Là phương pháp điều trị xâm lấn, giúp chữa khỏi hoàn toàn bệnh tắc vòi trứng. Tùy vào mức độ tắc ở từng trường hợp mà người bệnh có thể áp dụng các phương pháp phẫu thuật như:

  • Phẫu thuật nội soi thông tắc vòi trứng: Áp dụng cho các trường hợp bị tắc ống dẫn trứng đoạn gần.
  • Phẫu thuật nội soi gỡ dính vòi trứng: Thường dùng cho các trường hợp bị tắc ống dẫn trứng do viêm nhiễm.
  • Phẫu thuật cắt bỏ: Áp dụng cho trường hợp vòi trứng bị tắc nghẽn do mô sẹo lớn, xơ dính nhiều, khó bảo tồn.
khám chuẩn đoán bệnh viêm lộ tuyến

Thông thường, mục tiêu cuối cùng của việc áp dụng các biện pháp điều trị tức vòi trứng là giúp tăng khả năng thụ thai cho người phụ nữ. Tuy nhiên, việc nữ giới có thể mang thai sau khi áp dụng các kỹ thuật điều trị trên hay không còn phụ thuộc vào độ tuổi, chất lượng tinh trùng và mức độ tổn thương của ống dẫn trứng.

Trong trường hợp việc phẫu thuật tắc vòi trứng không thành công, các chị em có thể tham khảo áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến nhất hiện nay, giúp nữ giới có thể mang thai ngay cả khi được chẩn đoán vô sinh do tắc vòi trứng.

Các chị em cần lưu ý, tình trạng tắc vòi trứng thường chỉ có thể khắc phục bằng việc áp dụng các biện pháp xâm lấn. Việc sử dụng thuốc tây y hay các cây thuốc chữa tắc vòi trứng hầu như không mang đến tác dụng. Do đó, các bạn không nên áp dụng các phương pháp này hoặc nếu có dùng thì cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

Ngoài ra một kinh nghiệm chữa tắc vòi trứng nữa mà các bạn cũng cần ghi nhớ là nên điều trị bệnh ở những địa chỉ uy tín. Bởi việc thăm khám với các bác sĩ giỏi, có trình độ sẽ giúp cho việc chẩn đoán bệnh được chính xác, không sai sót. Từ đó áp dụng cách điều trị phù hợp, giúp nâng cao hiệu quả chữa bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hại cho sức khỏe.

Chi phí thông tắc vòi trứng

Nhiều nữ giới khi được chỉ định thực hiện kĩ thuật thông tắc vòi trứng thì thường băn khoăn tới mức chi phí phải chi trả. Không ít người lo sợ rằng phương pháp này quá tốn kém nên chần chừ trong việc thực hiện.

Trên thực tế hiện nay không có một mức phí cụ thể nào cho kỹ thuật thông tắc vòi trứng, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Chi phí khám, kiểm tra trước khi thông tắc vòi trứng bao gồm: khám lâm sàng, siêu âm, chụp x-quang…
  • Phương pháp thông tắc vòi trứng được áp dụng (nội soi, cắt bỏ hay không xâm lấn)
  • Chi phí thuốc men, các dụng cụ vật tư y tế sử dụng trong quá trình thực hiện phẫu thuật.
  • Chi phí tiêu viêm sau khi hoàn thành phương pháp thông tắc vòi trứng
  • Chi phí thăm khám, lưu viện hoặc kiểm tra các hạng mục khác sau khi phẫu thuật tùy theo nhu cầu của người bệnh.

Bên cạnh đó, chi phí thông tắc vòi trứng còn phụ thuộc vào cơ sở y tế mà người bệnh lựa chọn. Nếu bạn còn những địa chỉ kém chất lượng thì chi phí chắc chắn sẽ ít hơn nhưng không đảm bảo hiệu quả điều trị, thậm chí còn gặp rủi ro. Ngược lại, việc điều trị tắc vòi trứng ở những địa chỉ chất lượng, với các bác sĩ giỏi dù chi phí có cao hơn những sẽ cho kết quả điều trị tốt hơn và an toàn hơn.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ sản phụ khoa, bệnh tắc vòi trứng rất khó để phát hiện nếu người phụ nữ không đi thăm khám thường xuyên. Bởi vậy các chị em trong độ tuổi sinh sản nên duy trì thói quen khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Trong trường hợp bạn bị mắc bệnh, đừng chần chừ mà hãy chủ động thăm khám và điều trị ngay. Bệnh càng được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi sẽ càng cao.