Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì hiệu quả nhất

Nhiều người trong chúng ta thường xuyên gặp phải các triệu chứng bệnh viêm đường tiết niệu. Chúng khiến cho chất lượng cuộc sống bị suy giảm, hiệu quả công việc bị ảnh hưởng. Vậy làm cách nào để khắc phục bệnh viêm đường tiết niệu? Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì hiệu quả nhất? Nếu bạn đang băn khoăn với những câu hỏi này, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời.

Bệnh viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại hệ tiết niệu gồm niệu đạo, bàng quang, niệu quản, thận… Nó có thể gây ra một loạt các triệu chứng vô cùng khó chịu như:

  • Tiểu rắt
  • Tiểu khó
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Lượng nước tiểu ít
  • Đau bụng dưới, đau lưng
  • Sốt, ớn lạnh

Trên thực tế bệnh viêm đường tiết niệu có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới thuộc các lứa tuổi khác nhau. Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này thường là do các loại vi khuẩn, kí sinh trùng gây ra. Trong đó phổ biến nhất là vi khuẩn E.Coli.

Có thể kể đến một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị viêm đường tiết niệu gồm:

  • Uống ít nước
  • Nhịn tiểu thường xuyên
  • Vệ sinh cơ quan sinh dục không sạch sẽ
  • Quan hệ tình dục không an toàn

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, viêm đường tiết niệu là một căn bệnh nguy hại đối với sức khỏe. Bởi nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách. Nó có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hại như: nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm trùng thận, suy thận, bể thận, nhiễm trùng máu…

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì hiệu quả nhất?

Bệnh viêm đường tiết niệu có thể chữa trị hiệu quả bằng thuốc. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là khi bị mắc bệnh các bạn có thể tùy ý chữa bệnh bằng bất cứ loại thuốc nào.

Theo khuyến cáo, việc sử dụng thuốc chữa viêm đường tiết niệu cần được thực hiện theo hướng dẫn của các chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn. Bởi chỉ khi điều trị bệnh dựa trên chính xác nguyên nhân và tình trạng phát triển thì mới có thể cho hiệu quả cao, lâu dài.

Dưới đây là danh sách các loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu tốt nhất hiện nay. Các bạn có thể tham khảo và dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

1. Thuốc Fosfomycin

Fosfomycin là một dạng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng được đánh giá cao trong việc chữa viêm đường tiết niệu. Nó còn được dùng để khắc phục các căn bệnh khác như viêm tuyến tiền liệt, viêm phổi…

+ Công dụng:

Hiện nay, thuốc Fosfomycin thường dùng để hỗ trợ điều trị cho các trường hợp bị mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang cấp tính, viêm tuyến tiền liệt, viêm tủy xương, viêm phổi…

+ Liều dùng:

Liều dùng thuốc Fosfomycin là 1 lần/gói/ngày. Trước khi uống, bạn cần pha loãng thuốc với ½ cốc nước. Lưu ý không pha thuốc với nước nóng.

+ Chống chỉ định:

Những trường hợp sau đây cần lưu ý không được sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ:

  • Người bị dị ứng với các thành phần thuốc
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Trẻ em dưới 12 tuổi

+ Tác dụng phụ:

Một số tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải khi dùng thuốc Fosfomycin gồm:

  • Buồn nôn, mệt mỏi
  • Đau bụng, đau lưng
  • Tiêu chảy nhẹ, đi ngoài phân lỏng
  • Nóng rát khi đi tiểu
  • Viêm bàng quang

+ Giá bán:

Hiện nay tại các quầy thuốc, giá bán một lọ Fosfomycin dung tích 300ml là khoảng 110.000 VNĐ.

2. Thuốc Ceftriaxone

Ceftriaxone là thuốc tiêm chữa viêm đường tiết niệu thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin. Nó có công dụng tốt trong việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nhiễm. Loại thuốc này thường không được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa mà sẽ được chuyển hóa và thải trừ thông qua gan và thận.

+ Thành phần:

Thuốc Ceftriaxone được bào chế từ nhiều hoạt chất gồm:

  • Ceftriaxone natri
  • Muối dinatri
  • Seaquater hydrate
  • Lượng tá dược vừa đủ

+ Công dụng:

  • Tiêu diệt các loại vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn gram (-) và vi khuẩn gram (+)
  • Hỗ trợ điều trị bệnh viêm đường tiết niệu nặng
  • Diều trị tình trạng nhiễm trùng như viêm da cấp tính, viêm đường hô hấp, viêm tiết niệu…

+ Liều dùng:

Liều dùng thuốc Ceftriaxone để chữa viêm đường tiết niệu ở mỗi trường hợp là khác nhau.

  • Người lớn: Dùng 1-2g/ngày, chia thành 1 – 2 lần.
  • Trẻ nhỏ: Dùng từ 50 – 75mg/kg cân nặng của trẻ. Tổng liều dùng trong ngày không vượt quá 2g
  • Trẻ sơ sinh: Tiêm 50mg/kg mỗi ngày theo chỉ định bác sĩ

+ Chống chỉ định:

Thuốc Ceftriaxone không được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Trẻ sơ sinh dưới 28 ngày tuổi
  • Phụ nữ đang mang thai hay cho con bú

+ Tác dụng phụ:

Khi sử dụng thuốc Ceftriaxone, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Nổi ban đỏ, ngứa rát
  • Nhức mỏi toàn thân, sốt, phù nề
  • Thiếu máu, rối loạn đông máu
  • Đau tức ngực
  • Khó tiểu, tiểu ra máu
  • Gặp các vấn đề về tiêu hóa

Hãy dừng sử dụng thuốc và thông báo ngay với bác sĩ nếu như các triệu chứng trên quá trầm trọng.

+ Giá bán:

Thuốc Ceftriaxone là dạng thuốc tiêm được sử dụng chủ yếu ở các bệnh viện, phòng khám. Giá bán thuốc tùy thuộc vào từng địa chỉ y tế.

3. Thuốc Mictasol Bleu

Mictasol Bleu là một dạng thuốc khử trùng thường được dùng để tiêu diệt các loại vi khuẩn có trong đường tiết niệu. Thông thường loại thuốc này sẽ được kê cùng với các dạng kháng sinh khác để hỗ trợ điều trị tình trạng nhiễm trùng.

+ Thành phần:

Thành phần chính của thuốc Mictasol Bleu là hoạt chất Methylene blue. Ngoài ra thuốc còn có chứa một dạng chất khử oxy hóa màu xanh lam.

một loại thuốc khử trùng dạng yếu và được dùng để tiêu diệt vi khuẩn tồn tại trong đường tiết niệu. Bác sĩ sẽ kê các loại thuốc kháng sinh với Mictasol Bleu để điều trị tình trạng nhiễm trùng.

+ Công dụng:

Công dụng chính của thuốc Mictasol Bleu là giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm gây ra tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng trong đường tiết niệu.

+ Liều dùng:

Người bệnh nên sử dụng thuốc Mictasol Bleu chữa viêm đường tiết niệu theo liều lượng do bác sĩ chỉ định. Mỗi liều thuốc sẽ uống cùng 240ml nước. Các bạn nên uống thuốc sau bữa ăn, mỗi ngày chỉ uống 2 lần.

+ Chống chỉ định:

Những trường hợp sau đây được khuyến cáo không sử dụng thuốc Mictasol Bleu:

  • Người đang có các bệnh lý nền về gan, thận hay bị thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase,…
  • Người đang sử dụng chống trầm cảm.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

+ Tác dụng phụ:

Khi dùng thuốc Mictasol Bleu, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Nhức đầu, chóng mặt
  • Nóng trong người, hay đổ mồ hôi
  • Đau cơ bắp
  • Nước tiểu có màu xanh nhạt
  • Bị yếu sức, da xanh, nhịp tim nhanh, có thể bị ngất xỉu

+ Giá bán:

Hiện nay, thuốc Mictasol Bleu được bán tại nhiều quầy thuốc với mức giá giao động khoảng 50.000 đồng/5 vỉ x 10 viên.

4. Thuốc Nitrofurantoin

Một loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu tốt, được nhiều người lựa chọn đó chính là Nitrofurantoin. Đây là dạng thuốc kháng sinh mạnh thường được dùng cho các trường hợp bị nhiễm trùng liên quan đến vi khuẩn như viêm tiết niệu không biến chứng.

Trên thực tế, thuốc Nitrofurantoin hoạt động trên nguyên tắc ngăn chặn quá trình tổng hợp DNA và protein ở vi khuẩn. Điều đó sẽ khiến cho vi khuẩn bị mất đi nguồn dinh dưỡng và bị loại bỏ. Hiện loại thuốc này thường được dùng để chữa bệnh viêm đường tiết niệu cho nam giới.

+ Công dụng:

Công dụng chính của thuốc Nitrofurantoin là nhằm kiểm soát tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm niệu quản, viêm thận…

+ Liều dùng:

Để đảm bảo cho việc sử dụng thuốc được hiệu quả. Các bạn nên sử dụng theo chỉ dẫn sau:

  • Người lớn: Uống 1 viên Nitrofurantoin 50mg hoặc 100mg mỗi lần. Một ngày uống 4 lần liên tục trong 1 tuần.
  • Trẻ em > 3 tháng tuổi: Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Các bạn có thể uống thuốc trực tiếp với nước lọc hoặc cũng có thể dùng với sữa, thức ăn lỏng.

+ Chống chỉ định:

Những trường hợp sau đây được khuyến cáo không nên sử dụng thuốc Nitrofurantoin:

  • Người mắc bệnh tiểu đường, bệnh về phổi hoặc bị thiếu máu
  • Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc
  • Nữ giới đang mang thai, cho con bú
  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi

+ Tác dụng phụ:

Việc sử dụng thuốc Nitrofurantoin có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Ngứa rát, nổi mề đay trên da
  • Ngứa âm đạo, ra dịch bất thường
  • Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn
  • Đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy nhẹ
  • Sốt, ớn lạnh, chán ăn, tê chân tay

+ Giá bán:

Hiện nay, giá bán của thuốc Nitrofurantoin thường phụ thuộc vào các đơn vị cung cấp. Do đó, bạn có thể liên hệ trực tiếp với bệnh viện hoặc quầy thuốc để biết được mức giá chính xác nhất.

5. Thuốc Quinolones

Một dược phẩm kháng sinh có công dụng chữa trị hiệu quả bệnh viêm đường tiết niệu đó chính là thuốc Quinolones. Loại thuốc này có khả năng tác động và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh ra khỏi hệ tiết niệu.

+ Công dụng:

Công dụng chính của thuốc Quinolones là dùng để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng nặng như viêm đường tiết niệu, viêm phổi…

+ Liều dùng:

Thuốc Quinolones thường được dùng trực tiếp bằng đường uống. Người bệnh chỉ dùng thuốc theo liều lượng do bác sĩ chỉ định, tối đa 1000mg/ngày. Nên uống thuốc sau bữa ăn. Tuyệt đối không dùng khi đang đói.

+ Chống chỉ định:

Thuốc Quinolones thường được khuyến cáo không dùng cho các trường hợp sau:

  • Nữ giới đang mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ
  • Người bị nhiễm trùng xoang, viêm phế quản
  • Người có tiền sử mắc bệnh gan, thận

+ Tác dụng phụ:

Một số tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải khi sử dụng thuốc gồm:

  • Buồn nôn, nôn
  • Phát ban
  • Tiêu chảy
  • Mất ngủ, rối loạn thần kinh
  • Yếu cơ
  • Rối loạn nhịp tim, động kinh, nhạy cảm với ánh sáng
  • Suy giảm chức năng gan

+ Giá bán:

Trên thị trường, giá bán của thuốc Quinolones thường tùy thuộc vào từng địa điểm bán. Bạn có thể tới tại quầy thuốc để tham khảo.

6. Thuốc kháng sinh Cephalexin

Một loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị viêm đường tiết niệu do vi khuẩn gây ra đó là Cephalexin. Loại thuốc này hoạt động dựa trên nguyên tắc cản trở quá trình tạo vỏ tế bào của vi khuẩn. Nó giúp cho chúng bị vỡ ra và chết đi.

+ Công dụng:

Thuốc Cephalexin thường được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng xảy ra ở hệ tiết niệu hay đường hô hấp,…

+ Liều dùng:

Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc Cephalexin khi được bác sĩ kê đơn. Liều lượng thuốc cụ thể như sau:

  • Người lớn: Dùng khoảng 250 – 500mg/lần. Mỗi lần uống thuốc phải cách nhau 6 tiếng. Dùng liên tục trong 7 – 10 ngày để mang lại hiệu quả.
  • Trẻ nhỏ >12 tuổi: Mỗi lần dùng khoảng 500mg. Ngày uống 3 lần.
  • Trẻ nhỏ tù 5 – 12 tuổi: Mỗi lần dùng 250mg. Ngày uống 3 lần.

+ Chống chỉ định:

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, thuốc kháng sinh Cephalexin không phù hợp cho những đối tượng sau:

  • Người bị dị ứng penicillin nặng
  • Người bị mẫn cảm với các loại kháng sinh nhóm cephalosporin.
  • Người mắc bệnh suy thận, viêm đại tràng hay các vấn đề về đường ruột

+ Tác dụng phụ:

Khi sử dụng thuốc kháng sinh Cephalexin, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Phát ban
  • Sưng viêm ở họng, lưỡi, môi
  • Nhức mỏi toàn thân, đau khớp
  • Đau đầu, sốt
  • Da vàng nhạt
  • Cơ thể dễ bị tím bầm hay chảy máu bất thường
  • Khó đi tiểu hoặc tiểu ít

+ Giá bán:

Giá bán tham khảo của thuốc kháng sinh Cephalexin tại các quầy thuốc như sau:

  • Cephalexin loại 500mg: Khoảng 9.000 đồng/vỉ,
  • Cephalexin loại 250mg: Khoảng 6.000 đồng/vỉ.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc chữa bệnh viêm đường tiết niệu

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bác sĩ, khi uống thuốc viêm đường tiết niệu, để giúp cho hiệu quả điều trị bệnh được tốt nhất. Các bạn hãy chú ý những vấn đề sau:

  • Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa qua thăm khám và chẩn đoán
  • Dùng thuốc theo đúng liệu trình đã được chỉ định
  • Không bỏ dở liệu trình dù các triệu chứng đã thuyên giảm
  • Không tự ý thay đổi thuốc uống chữa viêm đường tiết niệu đã được bác sĩ kê đơn
  • Không tăng liều dùng khi chưa có chỉ định
  • Nếu xảy ra tác dụng phụ cần ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ

Bên cạnh đó, trong quá trình chữa bệnh, các bạn nên xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học. Bố trí thời gian nghỉ ngơi, làm việc hợp lý. Với chế độ ăn uống, hãy tăng cường bổ sung các vitamin, khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ đẩy lùi và phòng ngừa bệnh tật.

Hi vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp trên đây, các bạn đã nắm được bệnh viêm đường tiết niệu uống thuốc gì hiệu quả nhất. Mặc dù việc dùng thuốc để chữa bệnh rất đơn giản nhưng để đảm bảo cho kết quả thì các bạn nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn. Việc tự ý sử dụng thuốc khi chưa được kê đơn có thể không mang đến hiệu quả mà còn gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống.