Bệnh viêm buồng trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa
Buồng trứng là một trong những cơ quan quan trọng nhất hệ sinh sản ở nữ giới. Do đó bệnh viêm buồng trứng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Vậy cụ thể căn bệnh này là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa của bệnh viêm buồng trứng ra sao? Đây là những thắc mắc mà bài viết sau sẽ tập trung làm rõ!
Bệnh viêm buồng trứng là gì?
Buồng trứng có vai trò rất quan trọng trong hệ thống sinh sản ở nữ giới. Nó là nơi sản sinh ra trứng, hay giao tử cái, để kết hợp với tinh trùng thành thai nhi hoàn chỉnh. Ngoài ra buồng trứng còn tiết ra estrogen – hormone sinh dục nữ quan trọng nhất.
Viêm buồng trứng là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra tại buồng trứng, do các tác nhân có hại tấn công và gây bệnh. Các tác nhân này có thể lây lan ngược dòng từ những cơ quan bị viêm nhiễm xung quanh. Viêm buồng trứng, như các căn bệnh khác, tiến triển qua hai giai đoạn cấp tính và mãn tính.
Tham khảo:
- Top 10 địa chỉ phòng khám phụ khoa uy tín tốt nhất tại Hà Nội
- Chia sẻ một số kinh nghiệm vàng trước khi đi khám phụ khoa
Nguyên nhân gây viêm buồng trứng ở nữ giới
Tác nhân trực tiếp gây ra viêm buồng trứng ở nữ giới là các loại nấm hại, ký sinh trùng, trùng roi, vi khuẩn… Có thể kể đến một số loại vi khuẩn điển hình như liên cầu khuẩn Streptococcus, tụ cầu khuẩn Staphylococus, vi khuẩn Chlamydia… Ngoài ra, những nguyên nhân gián tiếp hoặc yếu tố nguy cơ dẫn đến căn bệnh này gồm:
- Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, không đúng cách.
- Sẩy thai hoặc sinh con, khiến buồng trứng dễ nhiễm trùng.
- Thực hiện các thủ thuật ngoại khoa tại buồng trứng, ví dụ như nạo thai, thủ thuật tránh thai… Nếu các dụng cụ y tế sử dụng không được khử trùng sạch sẽ thì có thể gây viêm buồng trứng.
- Quan hệ tình dục hoặc sinh con khi hệ thống sinh sản chưa phát triển hoàn thiện dẫn đến tổn thương các cơ quan sinh sản.
- Mắc phải những căn bệnh khiến sức đề kháng giảm sút, cơ thể dễ bị vi khuẩn tấn công.
- Bị nhiễm viêm phụ khoa dẫn đến vi khuẩn lây lan ngược dòng, gây viêm buồng trứng.
- Bị quay bị: bệnh quai bị khi biến chứng có thể dẫn đến viêm buồng trứng. Người bị viêm buồng trứng do quai bị sẽ xuất hiện các cơn đau từng cơn hoặc âm ỉ ở hố chậu, dù khi đó triệu chứng bệnh quai bị đã thuyên giảm.
Triệu chứng của bệnh viêm buồng trứng
Bạn có thể nhận ra bệnh viêm buồng trứng cấp tính hoặc mãn tính dựa theo những triệu chứng sau:
Triệu chứng viêm buồng trứng cấp tính
Biểu hiện viêm buồng trứng ở giai đoạn cấp tính không đặc thù và cũng không quá rõ rệt. Bạn thường sẽ nhầm lẫn triệu chứng của viêm buồng trứng với triệu chứng nhiều căn bệnh khác. Cụ thể dấu hiệu viêm buồng trứng cấp tình gồm:
- Rối loạn kinh nguyệt: Buồng trứng bị viêm làm quá trình rụng trứng bị ảnh hưởng. Điều này làm chu kỳ kinh nguyệt của bạn bị rối loạn. Lục này bạn có thể bị vô kinh, mất kinh kéo dài… Đây là triệu chứng rất thường gặp của bệnh viêm buồng trứng.
- Lên cơn sốt, cơ thể mỏi mệt: Người bệnh không chỉ bị sốt mà còn gặp phải cơn đau mỏi thắt lưng, đau bụng, đau hậu môn, căng trướng hạ vị… Điều này khiến cơ thể người bệnh thêm mệt mỏi.
- Người bệnh cảm thấy căng thẳng, stress, áp lực, dẫn tới rối loạn tiêu hóa, bụng căng, chán ăn…
Khi gặp những triệu chứng này, bạn cần kiểm tra, thăm khám ngay tại cơ sở y tế, sau đó điều trị theo phác đồ bác sĩ đưa ra. Nếu không điều trị kịp thời, viêm buồng trứng trở nặng sẽ dễ dàng tiến triển thành mãn tính.
Triệu chứng viêm buồng trứng mãn tính
Khi bệnh tiến triển thành giai đoạn mãn tính sẽ nguy hiểm hơn và dễ dẫn đến nhiều biến chứng hơn. Những triệu chứng giai đoạn mãn tính bạn có thể gặp phải gồm:
- Ra nhiều máu trong giai đoạn hành kinh, máu có thể vón cục và thẫm màu hơn bình thường. Đau bụng dữ dội khi hành kinh, đau cả vùng chậu và đau thắt lưng. Khi kinh nguyệt hết, cơn đau có thể vẫn còn tiếp tục.
- Âm đạo tiết nhiều khí hư có màu khác lạ, có thể kèm máu và mủ, có mùi hôi tanh.
- Bụng dưới căng chướng, ấn vào sẽ thấy đau và cảm giác cứng.
- Cơ thể mỏi mệt suy nhược, cân nặng giảm sút, sốt cao và chán ăn, có trường hợp gây co giật.
Các triệu chứng trên khiến cho cuộc sống đời thường cũng như sinh hoạt tình dục của chị em gặp nhiều ảnh hưởng. Bệnh đe dọa sức khỏe sinh sản của chị em, hơn nữa còn có thể tiến triển thành bệnh ung thư buồng trứng. Vì thế khi thấy những triệu chứng này, bạn cần tới cơ sở y tế ngay để được điều trị.
Chẩn đoán viêm buồng trứng như thế nào?
Khi đến cơ sở y tế, bạn sẽ trải qua các bước sau trước khi bác sĩ đi tới kết luận bệnh:
Thăm khám lâm sàng
Ở bước này, bác sĩ sẽ hỏi bạn về tình trạng bệnh, những triệu chứng bạn gặp phải, tiền sử bệnh và những thuốc bạn đang sử dụng. Sau đó bạn được bác sĩ quan sát trực tiếp các dấu hiệu bằng mắt. Cuối cùng bác sĩ sẽ cho bạn làm những xét nghiệm phù hợp.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Để chẩn đoán cận lâm sàng, bạn cần trải qua những xét nghiệm gồm:
- Xét nghiệm máu và nước tiểu: được thực hiện tại phòng thí nghiệm. Qua xét nghiệm này bác sĩ có thể xác định xem tác nhân nào (vi khuẩn, nấm, virus…) gây ra bệnh của bạn.
- Siêu âm buồng trứng: Qua xét nghiệm này, bác sĩ có thể quan sát hình ảnh buồng trứng của bạn trên màn hình để phát hiện những dấu hiệu bất thường xảy ra tại đây.
- Nội soi ổ bụng: Xét nghiệm này được thực hiện để dự đoán mức độ nặng nhẹ của bệnh, khả năng lây lan của bệnh…
Cuối cùng, bác sĩ dựa vào kết quả xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán bệnh và phương án điều trị riêng cho bạn.
Điều trị viêm buồng trứng như thế nào?
Phương pháp điều trị nào được bác sĩ lựa chọn, chỉ định sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ và các triệu chứng đi kèm. Do đó mỗi trường hợp viêm buồng trứng lại thích hợp một phương pháp điều trị riêng. Những phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay gồm:
Điều trị bằng thuốc Tây y
Thuốc tây y rất đa dạng về công dụng và chủng loại, cách sử dụng cũng tiện lợi. Tuy nhiên khi dùng thuốc, bạn cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ. Việc tự ý sử dụng có thể khiến bạn dùng sai thuốc, sai cách, dẫn đến tác dụng phụ và biến chứng không mong muốn.
Thuốc tây y chữa viêm buồng trứng thường bao gồm:
Thuốc đặc trị
Thuốc đặc trị có khả năng giúp bạn loại bỏ triệu chứng viêm hiệu quả nhờ tấn công trực tiếp tác nhân gây bệnh. Đây đa phần là thuốc dạng viên.
Thuốc kháng viêm
Đây là thuốc có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm, ngăn chặn lây nhiễm bệnh từ buồng trứng đến các cơ quan xung quanh. Thuốc cũng góp phần giúp bạn điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh có thể giúp bạn ức chế sự phát triển, sinh sôi của vi khuẩn, virus gây bệnh, giảm triệu chứng bệnh viêm buồng trứng.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bạn kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau để nâng cao hiệu quả chữa trị. Ở một số trường hợp, nữ giới mắc viêm buồng trứng là do tác nhân gây ra một căn bệnh xã hội khác gây ra. Ví dụ như lậu cầu khuẩn, xoắn khuẩn giang mai… Lúc này bệnh nhân cần điều trị song song bệnh xã hội đó và bệnh viêm buồng trứng.
Điều trị bằng thuốc Đông y
Khác với thuốc tây y, thuốc đông y có thành phần là thảo dược thiên nhiên, do đó rất an toàn và lành tính. Thuốc đông y không gây nhờn thuốc và có hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên sử dụng thuốc đông y cần sự kiên nhẫn qua thời gian, vì thuốc có tác dụng chậm chứ không nhanh như thuốc tây.
Bạn có thể áp dụng một số bài thuốc sau. Khi áp dụng cần có thầy thuốc đông y hướng dẫn:
Bài thuốc can ức
Bạn cần chuẩn bị: Thục địa 16g, mẫu đơn bì 10g, quế chi 4g. Xuyên khung, ngải diệp, quy nhân, phục linh, bạch thược mỗi loại 12g. Phủ tử, diên hồ sách, ngô thù du, trần bì mỗi loại 8g.
Cách thực hiện: Đem tất cả thảo dược vào nồi sắc cùng nước. Sau khi sắc xong, để thuốc nguội bớt thì dùng khi còn ấm. Mỗi ngày bạn dùng một thang thuốc, kiên trì thực hiện qua thời gian để thấy hiệu quả.
Bài thuốc đàm thấp
Bạn cần chuẩn bị: Trần bì 10g. Hương phụ, bán hạ, thần khúc, nam tinh, thương truật, hương phụ mỗi loại 8g. Xuyên khung, phục linh, hoạt thạch mỗi loại 12g.
Cách thực hiện: Đem thảo dược vào sắc cùng nước. Khi được thì mang ra, chia 2 lần uống trong ngày khi thuốc còn nóng.
Bài thuốc thận hư
Bạn cần chuẩn bị: Thù du nhục, thục địa mỗi loại 16g. Thỏ ty tử 10g. Ba kích, đương quy mỗi loại 12g. Ích trí nhân, lộc nhung, xà sàng tử, viễn chí, sơn dược, phục thần, sinh địa mỗi loại 8g.
Cách thực hiện: Đem tất cả thảo dược vào ấm để sắc. Nước sắc chia 3 lần uống trong ngày khi thuốc còn ấm. Thực hiện bài thuốc này liên tiếp trong 1 tuần.
Hiện nay, có một số cơ sở y tế áp dụng cả thuốc tây y và bài thuốc đông y trong điều trị viêm buồng trứng. Nhờ đó, hai loại thuốc có thể khắc phục nhược điểm của nhau. Nếu muốn điều trị thuốc đông tây y kết hợp, bạn hãy đến Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội. Đây là một trong những cơ sở chữa đông tây y kết hợp nổi tiếng nhất!
Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa
Phương pháp ngoại khoa áp dụng cho những trường hợp viêm nhiễm buồng trứng dạng nặng, đã có biến chứng. Can thiệp ngoại khoa lúc này là cần thiết bởi nếu chỉ điều trị bằng thuốc, bệnh sẽ không có tiến triển. Một số phương pháp thường được áp dụng như sử dụng sóng cao tần, đốt điện, đốt laser…
Ngoài ra, một số cơ sở y tế áp dụng công nghệ ánh sáng sinh học trong điều trị viêm buồng trứng. Đây là công nghệ đặc biệt, tiên tiến, hiện đại, nhanh chóng tiếp cận ổ viêm, giúp bạn tiêu diệt vi khuẩn, khôi phục mô viêm, mô thương tổn. Nhờ đó, căn bệnh viêm buồng trứng của bạn nhanh chóng được điều trị dứt điểm.
Qua bài viết trên, bạn đã nắm được các thông tin về bệnh viêm buồng trứng, gồm nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Hãy luôn tuân thủ chỉ định của bác sĩ để hiệu quả điều trị bệnh đạt tối đa.