10 nguyên nhân gây đau tức tinh hoàn không nên xem thường
Đau tinh hoàn là tình trạng đau nhức ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn. Đây có thể là kết quả của chấn thương và quan hệ tình dục quá lâu. Nhưng tình trạng này cũng là biểu hiện của một số bệnh nam khoa nguy hiểm. Vậy đau tinh hoàn là gì? Đâu là nguyên nhân gây đau tinh hoàn? Cách điều trị vấn đề này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu điều này trong nội dung dưới đây!
Đau tinh hoàn gì?
Đau tinh hoàn có thể diễn ra ở cả một hoặc hai bên tinh hoàn. Đây là một triệu chứng khá phổ biến ở nam giới, khiến nhiều người chủ quan. Tinh hoàn là cơ quan sinh sản quan trọng, có nhiệm vụ sản xuất hormone sinh dục và tinh trùng. Vì vậy, khi bị đau tinh hoàn, nam giới tuyệt đối không được chủ quan mà cần tìm hiểu cụ thể nguyên nhân.
Nguyên nhân đau tinh hoàn ở nam giới
Trước hết chúng ta có thể thấy ngay, đau tinh hoàn gây nhiều phiền toái, khó chịu cho nam giới trong sinh hoạt hàng ngày. Nam giới bị đau khi quan hệ tình dục và khi vệ sinh hàng ngày. Ngoài việc đó thì họ còn có thể gặp biến chứng liên quan đến khả năng sinh sản.
Cụ thể những nguyên nhân gây ra đau tinh hoàn bao gồm:
1. Đau nhức tinh hoàn do chấn thương và xuất huyết
Chấn thương là một nguyên nhân khiến tinh hoàn bị đau. Điều này có thể xảy ra do nam giới bị va chạm vào đâu đó hoặc bị tai nạn. Nếu tổn thương không quá nặng, nam giới đơn giản chỉ cần nghỉ ngơi tại chỗ là hiện tượng này rất tự thuyên giảm.
2. Đau tinh hoàn bên trái do giãn tĩnh mạch tinh
Nguyên nhân phổ biến thứ 2 gây ra đau tinh hoàn là giãn tĩnh mạch thừng tinh. Đây là hiện tượng búi tĩnh mạch trong tinh hoàn bị giãn nở. Bệnh lý này có thể diễn ra ở cả hai bên tinh hoàn, nhưng thường diễn ra ở tinh hoàn bên trái. Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh liên quan đến 10% trường hợp vô sinh ở nam giới.
Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh là do tắc nghẽn lưu thông máu đến tinh hoàn. Việc này khiến máu chảy ngược vào tĩnh mạch và làm tĩnh mạch sưng viêm.
Một số triệu chứng nhận biết bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh bao gồm:
- Tinh hoàn mất cân đối hai bên
- Đau tinh hoàn khi làm việc nặng nhọc
- Đau khi quan hệ tình dục
3.Thoát vị bẹn gây đau tinh hoàn
Thoát vị bẹn là tình trạng các cơ quan ở ổ bụng suy yếu và sa xuống vùng bìu, khiến cho nhiều bìu bị sưng và đau. Bệnh lý này thường gặp ở những người cao tuổi. Thoát vị bẹn thường khiến người bệnh đau đớn, nhất là khi đứng lâu hoặc làm việc nặng. Cơn đau sẽ giảm khi người bệnh nghỉ ngơi.
4.Tinh hoàn đau nhưng không sưng do nhiễm trùng đường tiết niệu
Đau nhức tinh hoàn cũng do bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra. Đây là tình trạng viêm nhiễm ở những cơ quan bao gồm niệu đạo, bàng quang, thận. Triệu chứng phổ biến bệnh lý này là: đi tiểu nóng rát, tiểu nhiều lần.
5.Tinh hoàn đau khi quan hệ tình dục do viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn
Một bệnh lý nguy hiểm khác gây ra đau tinh hoàn là viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn. Nguyên nhân gây bệnh thường do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập. Bệnh thường gặp ở những nam giới trên 40 tuổi, có quan hệ tình dục không an toàn hoặc có nhiều loại tình.
Các triệu chứng của bệnh:
- Đau tinh hoàn đau, vùng bụng dưới
- Đau khi đi tiểu và khi quan hệ tình dục
- Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu
- Sốt cao, buồn nôn.
6.Đau tinh hoàn bên phải do xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn tự xoắn quanh trục của nó. Đây là hiện tượng tự phát, thường do di truyền hoặc dị tật bẩm sinh. Vấn đề này vô cùng nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời, tinh hoàn có thể bị hoại tử và phải cắt bỏ.
Triệu chứng xoắn tinh hoàn là:
- Tinh hoàn bị đau một cách dữ dội.
- Tinh hoàn bị mất cân đối, bên cao bên thấp.
- Người mệt mỏi buồn nôn, chán ăn.
Bệnh xoắn tinh hoàn cần được cấp cứu kịp thời trong thời gian 6 tiếng kể từ khi bị đau. Vì vậy khi gặp phải các triệu chứng này, bạn cần đến các cơ sở y tế ngay.
7.Vỡ tinh hoàn
Đau tinh hoàn có thể là triệu chứng của tình trạng vỡ tinh hoàn. Điều này thường chỉ xảy ra do tai nạn giao thông, chấn thương khi chơi thể thao. Tinh hoàn bị vỡ sẽ gây chảy máu, xuất huyết và nhiễm trùng. Nam giới có thể phải phẫu thuật để cắt bỏ tinh hoàn bị vỡ.
Nếu chỉ phải cắt bỏ 1 bên tinh hoàn, nam giới sẽ vẫn có thể sinh con. Tuy nhiên nếu bạn điều trị chậm trễ, tinh hoàn teo lại sẽ ảnh hưởng đến chức năng của bên tinh hoàn còn lại. Một số trường hợp vỡ tinh hoàn nhưng không dập nhu mô tinh hoàn, bác sĩ có thể khâu bảo tồn. Nói chung sau khi bị chấn thương vùng tinh hoàn, bạn nên đi kiểm tra ngay.
8.Đau buốt tinh hoàn bên trái do nang mào tinh
Nguyên nhân tiếp theo gây ra đau tinh hoàn bên trái có thể do nang mào tinh. Đây là tình trạng có khối u xuất hiện ở mào tinh hoàn. Những khối u này có kích thước từ bài milimet đến vài centimet. Đây thường là biến chứng của bệnh viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác gây nang mào tinh là:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Tắc nghẽ vài ống dẫn tinh
- Chấn thương hoặc viêm nhiễm ở mào tinh hoàn gây ra nang mào tinh
9.Đau tinh hoàn khi do ung thư tinh hoàn
Tuy hiếm gặp những đau tinh hoàn cũng có thể là triệu chứng của ung thư tinh hoàn. Đây là tình trạng tinh hoàn xuất hiện các khối u, cục cứng. Khi khối u phát triển lớn, nam giới có thể sờ thấy khối u và bị đau nhức, cảm giác nặng ở bìu. Ung thư tinh hoàn nếu không được chữa trị, bệnh chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Các triệu chứng nhận biết ung thư tinh hoàn là:
- Đau âm ỉ ở vùng bẹn bìu
- Thường xuyên đau vùng bụng dưới
- Bìu có cảm giác nặng khó chịu và đau
- Hay bị đau lưng
- Có thể nổi hạch vùng bẹn
10.Tổn thương thần kinh sinh dục
Nguyên nhân cuối cùng khiến tinh hoàn bị đau là tổn thương thần kinh sinh dục. Bệnh lý này thường do biến chứng của các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, chấn thương do đi xe đạp.
Đau tinh hoàn khi nào nên khám bác sĩ?
Khi nào đau tinh hoàn toàn nghiêm trọng và cần gặp bác sĩ để điều trị?. Thực tế nếu tinh hoàn bị đau do bị chấn thương không nghiêm trọng thì bạn không nhất thiết phải thăm khám. Tuy nhiên khi tinh hoàn có những biểu hiện dưới đây, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời:
- Tinh hoàn sưng đỏ, nóng rát hoặc mềm nhũm
- Kèm theo đó, bạn bị sốt cao
- Tinh hoàn đau đột ngột và dữ dội
- Có khối u bất thường ở trong bìu
- Người bệnh có tiền sử bị quai bị hoặc tiếp xúc với người bệnh quai bị
- Bị nôn hoặc nôn mửa
- Sưng tấy nghiêm trọng do chấn thương
Cách chữa đau tinh hoàn như thế nào?
Điều trị đau tinh hoàn sẽ tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra nó. Trước hết là nam giới cần đảm bảo vệ sinh cậu nhỏ sạch sẽ hàng ngày. Sau đó, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và thực hiện các biện pháp chẩn đoán chuyên sâu để tìm hiểu nguyên nhân gây đau tinh hoàn.
Dựa trên đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị và các phương pháp phù hợp dưới đây:
- Điều trị đau tinh hoàn do viêm nhiễm:
Nếu nguyên nhân gây đau tinh hoàn là các bệnh viêm nhiễm nam khoa thì biện pháp điều trị là thuốc kháng sinh. Thuốc sẽ nhanh chóng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh để cải thiện tình trạng đau.
Tùy vào từng nguyên nhân và bác sĩ kim loại thuốc thích hợp. Do đó, bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để điều trị tại nhà.
- Điều trị đau tinh hoàn do xoắn tinh hoàn hoặc giãn tĩnh mạch thừng tinh
Một số bệnh lý gây đau tinh hoàn phải được điều trị bằng biện pháp phẫu thuật như xoắn tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh. Đặc biệt xoắn tinh hoàn là trường hợp cấp cứu, phải được xử lý ngay trong thời gian 6 giờ. Nếu sau 6 giờ, người bệnh mới đến bệnh viện thì khả năng cứu được tinh hoàn sẽ giảm đi rất nhiều.
- Điều trị đau tinh hoàn do chấn thương:
Đau tinh hoàn sau chấn thương có thể được điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu hoặc massage giảm đau.
- Ung thư tinh hoàn được điều trị bằng biện pháp hoàn trị, chiếu xạ hoặc phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn.
Trong thời gian điều trị, người bệnh cần chú ý vệ sinh, kiêng quan hệ tình dục và thực hiện đúng hướng dẫn ở bác sĩ.
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa đau tinh hoàn?
Nhiều trường hợp đau tinh hoàn không thể phòng ngừa được như tai nạn bất thường, xoắn tinh hoàn. Còn lại, nam giới có thể phòng ngừa đau tinh hoàn do các bệnh lý viêm nhiễm gây ra.
Dưới đây là những phương pháp phòng ngừa đau tinh hoàn:
- Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày để ngăn ngừa viêm nhiễm nam khoa
- Mặc đồ bảo hộ khi chơi thể thao, để tránh gây chấn thương cho tinh hoàn
- Không nhịn tiểu để ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu
- Kiểm tra tinh hoàn thường xuyên để phát hiện những bất thường
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những nguyên nhân gây đau tinh hoàn và cách chữa trị vấn đề này. Hy vọng qua đây bạn đã nắm được vì sao mình bị đau tinh hoàn để có cách xử lý kịp thời.