Tắc kinh là gì? nguyên nhân gây tắc kinh, cách chữa

Tắc kinh là gì? Tại sao nữ giới lại bị tắc kinh? Với một hiện tượng có tính chu kỳ đều đặn như nguyệt, việc tắc kinh chắc chắn sẽ là dấu hiệu bất thường không thể chủ quan. Vì thể, nắm và hiểu được nguyên nhân tắc kinh là cách tốt nhất để nữ giới có thể áp dụng những cách điều trị hiệu quả.

Tắc kinh nguyệt khá phổ biến ở nữ giới, với nhiều độ tuổi. Tùy theo từng nguyên nhân mà thời gian tắc kinh sẽ khác nhau. Chị em có thể tắc kinh 1 tháng, 2 tháng hay thậm chí là tắc kinh 3 tháng với các dấu hiệu khác đi kèm.

Tắc kinh là gì?

Tắc kinh

tắc kinh nguyệt

Tắc kinh, hiểu đơn giản là tình trạng máu kinh quá ít, chỉ lấm tấm vài giọt, thậm chí không đủ để thấm ra băng vệ sinh. Ngoài ra, cũng có thể định nghĩa tắc kinh nguyệt bằng việc kinh nguyệt bỗng dưng “biến mất” không rõ lý do.

Xét một cách đại thể, tắc kinh thuộc vào nhóm bệnh lý kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt. Còn nếu phân loại chi tiết, tắc kinh gồm 2 lọại: tắc kinh nguyên phát và tắc kinh thứ phát.

Tắc kinh nguyên phát là tình trạng nữ giới trong và qua tuổi dậy thì mà vẫn chưa hành kinh lần nào. Còn tắc kinh thứ phát là kinh nguyệt vốn đang lặp lại hàng tháng thì đột ngột không còn nữa. Tình trạng này khá dễ nhầm lẫn với vô kinh.

Tuy nhiên, cách phân biệt rất dễ, tắc kinh thì thời gian không hành kinh lâu hơn, tính bằng tháng. Còn nếu chậm kinh chỉ vài ngày là “nguyệt san” sẽ xuất hiện trở lại mà thôi.

Nguyên nhân gây tắc kinh nguyệt?

Nguyên nhân gây tắc kinh

Tắc kinh có thể có nhiều nguyên nhân như: mang thai, mất cân bằng nội tiết tố, nhiễm trùng, ảnh hưởng bởi thuốc,…Tuy nhiên phải kể đến một số tác nhân chính gây chậm kinh sau:

–    Bước bào thời kỳ tiền mãn kinh thường là vào cuối những năm 40 và đầu những năm 50

–    Suy buồng trứng nguyên phát hay còn gọi là POI

–    Chế độ ăn uống thất thường, chán ăn, suy dĩnh dưỡng, tập thể dục quá mức

–    Rối loạn chức năng tuyến giáp, các hormone tuyến giáp không cân bằng

–    Nồng độ hormone prolactin tăng cao, được tạo ra bởi tuyến yên để giúp cơ thể sản xuất sữa

–    Béo phì, mắc bệnh tiểu đường

–    Thường xuyên căng thẳng, stress

–    Sử dụng nhiều loại thuốc tác động đến nội tiết tố như thuốc tránh thai, thuốc bổ sung estrogen

–    Dụng cụ tử cung có chứa hoocmon (DCTC)

–    Sẹo trong khoang tử cung (hội chứng Asherman)

Ngoài việc tắc nghẽn kinh nguyệt thì một số trường hợp còn mắc phải hội chứng rong kinh, chu kỳ và lượng kinh nguyệt ra thất thường. Sở dĩ có hiện tượng này là do có trể một trong những nguyên nhân sau:

  • Còn trong tuổi vị thành niên, cơ thể mới bắt đầu phát triển
  • Hội chứng buồng trứng đa nang hay còn gọi là PCOS
  • U xơ tử cung do các cơ tử cung tăng trưởng quá mức bình thường
  • Polyp nội mạc tử cung
  • Sử dụng vòng tránh thai làm rối loạn nội tiết
  • Rối loạn chảy máu, chẳng hạn như bệnh bạch cầu, rối loạn tiểu cầu, thiếu hụt yếu tố đông máu
  • Biến chứng sẩy thai
  • Dù bạn bị tắc nghẽn kinh nguyệt hay kinh nguyệt không đều, rong kinh thông thường cũng là do một số nguyên nhân sau
  • Lạc nội mạc tử cung, u sơ tử cung
  • Sử dụng vòng tránh thai
  • Sẹo vùng chậu do nhiễm trùng lây qua đường tình dục, mắc các bệnh như chlamydia hoặc lậu

Triệu chứng tắc kinh nguyệt?

Triệu chứng tắc kinh

Chị em phụ nữ có thể nhận biết tình trạng mất kinh thông qua các dấu hiệu sau:

– Lượng máu kinh nguyệt ra cho mỗi lần: nhỏ giọt, vài tháng mới xuất hiện. Hoặc những bạn gái trên 18 tuổi nhưng vẫn chưa hành kinh lần đầu.

– Đau bụng dưới kéo dài, cơn đau thường diễn ra dai dẳng.

– Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, hay ngủ mơ, dễ cáu giận và nổi nóng bất thường, tinh thần và trí nhớ bị suy giảm

– Tăng cân nhanh chóng, béo phì

Tác hại của tắc kinh nguyệt?

Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe của nữ giới.

  • Gây thiếu máu:

Thường khi gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều, nhiều chị em sẽ bị ra máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể bị mất máu trong thời gian dài hoặc ra máu không theo chu kỳ và dẫn đến hiện tượng thiếu máu. Điều này sẽ khiến người bệnh bị chóng mặt, hoa mắt, suy nhược cơ thể… Trường hợp nặng còn có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng.

  • Là biểu hiện của các bệnh lý phụ khoa:

Trong nhiều trường hợp, tình trạng kinh nguyệt không đều là do bệnh phụ khoa gây nên, đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như u xơ tử cung, u nang buồng trứng nếu… Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các bệnh ác tính khác.

  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản:

Tình trạng kinh nguyệt không đều có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý phụ khoa khác nhau. Những căn bệnh này đều gây ra sự ảnh hưởng nhất định đến khả năng sinh sản của nữ giới. Nếu không được chữa trị kịp thời, chúng có thể dẫn đến nguy cơ vô sinh cho người bệnh. Ngoài ra, tình trạng kinh nguyệt không đều còn khiến chị em khó xác định thời điểm rụng trứng, điều này sẽ gây khó khăn và làm ảnh hưởng đến việc thụ thai.

  • Viêm nhiễm phụ khoa:

Khi bị rong kinh hoặc kinh nguyệt kéo dài sẽ khiến cho vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt, đây là môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn, nấm phát triển và gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Tác hại của kinh nguyệt không đều gây ra là khá nghiêm trọng bởi vậy các chị em cần hết sức lưu ý đến vấn đề này và có cách xử lý kịp thời để tránh những biến chứng có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản của bản thân.

Tốt nhất khi gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều kéo dài và không rõ nguyên nhân, các bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sỹ trực tiếp thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Căn cứ vào các phương pháp kiểm tra lâm sàng và những xét nghiệm cần thiết, bác sỹ sẽ xác định chính xác nguyên nhân cũng như tình trạng cụ thể của bệnh và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Cách điều trị tắc kinh nguyệt?

Cách điều trị tắc kinh

Tình trạng tắc kinh nguyệt kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, chức năng sinh sản của chị em. Do đó, việc thăm khám và điều trị sớm là điều vô cùng cùng cần thiết.

Với bệnh lý này, chị em tuyệt đối không tự ý chữa trị tại nhà. Thay vào đó, nên đến các cơ sở y tế uy tín để được điều trị hiệu quả.

Tùy vào từng nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều là gì, mà bác sĩ sẽ có phác đồ chữa trị phù hợp.

Dưới đây là một số cách điều trị tắc kinh nguyệt phổ biến:

Tham khảo:

Chữa tắc kinh nguyệt tại nhà

Nếu nguyên nhân tắc kinh nguyệt là do rối loạn hormone, tăng hoặc giảm cân, căng thẳng… Chị em có thể áp dụng cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà dưới đây:

  • Bổ sung dinh dưỡng cần thiết:

Rối loạn ăn uống, tăng hoặc giảm cân cũng là nguyên nhân nguyên nhân tắc kinh nguyệt. Do đó, để cải thiện bệnh lý này, chị em cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Đặc biệt, nên chú trọng các thực phẩm có nhiều vitamin, khoáng chất, sắt kẽm. Đồng thời, tránh xa các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, có ga…

  • Xây dựng lối sống lành mạnh:

Chị em nên sắp xếp công việc, gia đình khoa học và dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân. Ngoài ra, nên vận động bằng các bài tập như yoga, đi bộ nhằm tăng cường sức khỏe cho bản thân.

  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể:

Cung cấp đủ nước cho cơ thể cũng có tác dụng trong việc điều hòa kinh nguyệt. Giảm các triệu chứng trong những ngày hành kinh, ổn định đường huyết.

Do đó, các chị em nên hình thành thói quen uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để mang đến những lợi ích cho cơ thể.

  • Vệ sinh “cô bé” sạch sẽ:

Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, đúng cách là yếu tố khiến chị em dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Từ đó, khiến chu kỳ kinh bị rối loạn, tắc kinh.

Để hạn chế tình trạng này, chị em cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách. Không thụt rửa sâu hoặc sử dụng sản phẩm tẩy rửa để vệ sinh. Vì có thể gây mất cân bằng môi trường âm đạo.

  • Sử dụng một số loại thảo dược:

Để cải thiện các triệu chứng khó chịu trong những ngày đèn đỏ, chị em có thể dùng gừng hoặc quế để ổn định chu kỳ kinh. Ngoài ra, trà gừng hoặc trà quế còn có tác dụng giảm đau bụng kinh rất tốt.

Kinh nguyệt bị tắc uống thuốc gì?

Tắc kinh nguyệt uống thuốc gì? Thuốc được sử dụng trong những trường hợp bệnh nhẹ. Theo đó, người bệnh có thể được chỉ định một số thuốc sau:

  • Tiêm hormone điều trị trường hợp mất cân bằng nội tiết;
  • Thuốc chống viêm không Steroid giúp hạn chế chảy máu và ổn định kinh nguyệt;
  • Thuốc sắt trong trường hợp thiếu sắt;
  • Thuốc tránh thai giúp rút ngắn điều chỉnh kinh nguyệt;
  • Thuốc hạ Insulin dành cho bệnh nhân bị tiểu đường type 2 giúp ổn định nguyệt san.

Điều trị bằng phẫu thuật

Với những trường hợp tắc kinh nguyệt do các bệnh phụ khoa ở mức độ nặng. Ngoài việc điều trị bằng thuốc thì người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật.

Cụ thể như bệnh u xơ tử cung hay đa nang buồng trứng, người bệnh sẽ được phẫu thuật để loại bỏ u xơ. Khi bệnh được chữa trị hoàn toàn thì kinh nguyệt cũng sẽ được điều hòa.

Hy vọng với những thông tin đã giúp chị em giải đáp tại sao tắc kinh nguyệt. Cũng như bỏ túi cách điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.