Mất kinh nguyệt: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

Mất kinh nguyệt là vấn đề khiến nhiều chị em em hoang mang. Đầu tiên họ nghĩ đến khả năng mang thai. Cũng rất nhiều người lo lắng liệu kinh nguyệt có mất hoàn toàn và không thể sinh con được nữa. Vậy mất kinh nguyệt do nguyên nhân nào gây ra? Cách điều trị mất kinh nguyệt như thế nào? Nếu bạn cũng đang lo lắng vấn đề này, hãy theo dõi nội dung sau đây để có câu trả lời.

Mất kinh nguyệt nên hiểu thế nào?

Mất kinh nguyệt là tình trạng đột nhiên không có kinh nguyệt. Bình thường kinh nguyệt diễn ra có tính chu kỳ khoảng 28 đến 32 ngày một lần.

Mất kinh nguyệt là gì

Kinh nguyệt là dấu hiệu cho thấy buồng trứng và các cơ quan sinh sản vẫn hoạt động bình thường. Do đó, khi mất kinh nữ giới vô cùng hoang mang vì điều này có thể khiến họ bị vô sinh.  

Mất kinh được chẩn đoán khi không có kinh nguyệt trong 3 chu kì liên tiếp. Cũng có những người hoàn toàn không có kinh nguyệt từ khi dậy thì được gọi là vô kinh. Khi xuất hiện tình trạng này, chị em nên kịp thời tìm hiểu nguyên nhân để điều trị.

Mất kinh nguyệt do nguyên nhân nào gây ra?

Mất kinh nguyệt là hiện tượng bất thường, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm. Nếu chỉ mất kinh 1 - 2 tháng, đây có thể là hệ quả của sự thay đổi đổi hormone nội tiết trong cơ thể. Còn những trường hợp mất kinh dài hơn thường do các bệnh lý phụ khoa gây ra.

Cụ thể những những nguyên nhân gây mất kinh nguyệt là:

Mất kinh nguyệt tự nhiên

Có nhiều trường hợp chị em mất kinh nguyệt tự nhiên và không gây hại đến sức khỏe. Mất kinh nguyệt có thể xảy ra do:

  • Mang thai: Chị em sẽ bị mất kinh trong suốt thai kỳ
  • Cho con bú: Chị em có thể bị mất kinh từ 6 tháng đến 1 năm, nếu cho con bú hoàn toàn sau khi sinh.
  • Mãn kinh: Là hiện tượng chị em mất kinh nguyệt hoàn toàn thường xảy ra từ độ tuổi 45-50.

Với những trường hợp này, mất kinh là hệ quả tất yếu và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy chị em không cần quá lo lắng.

Nguyên nhân gây mất kinh nguyệt

Do lối sống không khoa học lành mạnh

Mất kinh có thể xuất phát từ những thói quen sinh hoạt thiếu khoa, lành mạnh như:

  • Tâm lý:

Căng thẳng, stress, trầm cảm lo âu có thể là nguyên nhân gây mất kinh. Những vấn đề tâm lý này làm thay đổi hoạt động của vùng dưới đồi - là khu vực trong não bộ kiểm soát các hormone nội tiết. Ở mức độ nghiêm trọng, nó có thể làm trứng ngừng rụng dẫn đến mất kinh. Khi những vấn đề tâm lý này được khắc phục, chu kỳ kinh nguyệt ổn định trở lại.

  • Tăng/ giảm cân đột ngột

Tăng giảm cân đột ngột có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Một trong số đó là nó làm rối loạn kinh nguyệt, thậm chí dẫn đến mất kinh. Trường hợp này thường xảy ra ở những người mắc bệnh rối loạn ăn uống như cuồng ăn hoặc chán ăn. Các bệnh lý này có thể để phải nhờ bác sĩ can thiệp để điều trị.

  • Tập thể dục quá sức:

Hoạt động thể lực quá sức làm gián đoạn kinh nguyệt là triệu chứng thường gặp ở các vận động viên. Khi tập luyện cường độ cao,  cơ thể bị tiêu hao năng lượng quá nhiều và gây ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết. Đây là nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra ít và trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến vô kinh.

Tác dụng phụ của các loại thuốc

Một số loại thuốc sử dụng trong thời gian dài có thể gây mất kinh. Sau khi dừng thuốc một thời gian, cơ thể vẫn cần một thời gian để ổn định trở lại. Khi đó kinh nguyệt mới quay lại bình thường.

Một số loại thuốc gây tác dụng phụ mất kinh bao gồm:

  • Thuốc chống loạn thần
  • Thuốc điều trị ung thư
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc huyết áp
  • Thuốc dị ứng

Ngoài ra các biện pháp tránh thai nội tiết như: que tránh thai hoặc đặt vòng tránh thai cũng có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt hoặc thậm chí là vô kinh.

Do cấu tạo cơ quan sinh sản

Mất kinh nguyệt cũng xuất phát phát do cấu tạo cơ quan sinh sản bất thường. Cụ thể đó là những vấn đề sau:

  • Sẹo tử cung: Sẹo ở cổ tử cung có thể ngăn ngừa lớp niêm mạc tử cung hình thành và bong ra theo nguyên lý thông thường. Điều này khiến người bệnh hoàn toàn không có kinh nguyệt. Sẹo tử cung thường là biến chứng của sinh mổ, điều trị u xơ tử cung hoặc nạo hút thai.
  • Thiếu cơ quan sinh sản: Vô kinh có thể là hệ quả của việc trẻ sinh ra bị thiếu cơ quan sinh sản như tử cung, cổ tử cung và âm đạo. Trường hợp này trẻ sẽ hoàn toàn không có kinh trong đời. Tuy nhiên nguyên nhân này thường rất ít gặp.
  • Cấu trúc bất thường của âm đạo: Cấu trúc âm đạo có vách ngăn chặn dòng máu kinh chảy ra khỏi tử cung và buồng tử cung. Đây chính là nguyên nhân gây ra mất kinh.

Mất kinh nguyệt do bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân sinh lý, mất kinh cũng là biểu hiện của các bệnh về phụ khoa. Tùy vào từng bệnh lý mà thời gian mất kinh có thể kéo dài 1-2 tháng hoặc thậm chí nhiều hơn.

Nguyên nhân gây mất kinh nguyệt

Cụ thể các bệnh lý gây ra mất kinh:

  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Đây là tình trạng xuất hiện nhiều nang nhỏ trong buồng trứng. Bệnh gây ra do sự thay đổi bất thường của hormone nội tiết khiến nội tiết tố nam nam tăng cao cao hơn so với nội tiết tố nữ. Người bệnh gặp phải tình trạng mất kinh, tăng cân đột ngột, cơ thể mọc lông ria mép… Bệnh lý này là nguyên nhân phổ biến dẫn đến vô sinh ở nữ giới.
  • Vấn đề ở tuyến giáp: Các bệnh lý ở tuyến giáp như cường giáp và suy giáp đều gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ nội tiết. Kết quả là nó gây rối loạn kinh nguyệt trong, đó bao gồm mất kinh.
  • Khối u tuyến yên: Tuyến yên cũng là cơ quan ảnh hưởng trực tiếp đến hệ nội tiết. Do đó những khối u ở tuyến yên, dù không phải ung thư cũng gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, trong đó bao gồm cả mất kinh.
  • Mãn kinh sớm: Mất kinh có thể do tình trạng mãn kinh sớm. Thông thường tuổi mãn kinh của phụ nữ ở khoảng uảng 45 đến 50 tuổi. Tuy nhiên có một số người có thể bị mãn kinh trước tuổi 40, được gọi là mãn kinh sớm.

Các triệu chứng của hiện tượng mất kinh nguyệt

Mất kinh nguyệt là tình trạng không có kinh nguyệt trong 3 chu kì liên tiếp hoặc hoàn toàn không có kinh từ tuổi dậy thì. Ngoài hiện tượng vô kinh, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng như:

  • Hay bị mệt mỏi
  • Da khô nám, dễ nổi mụn
  • Tăng cân bất thường
  • Rối loạn tiêu hóa, táo bón
  • Suy giảm thị lực
  • Núm vú tiết dịch màu trắng đục

Khi bị mất kinh kèm theo các triệu chứng này, bạn nên sớm thăm khám bác sĩ để được điều trị.

Cách điều trị tình trạng mất kinh nguyệt

Điều trị sớm tình trạng mất kinh nguyệt là mong muốn của nhiều chị em khi gặp phải vấn đề này. Để khắc phục mất kinh nguyệt, trước hết bác sĩ sẽ phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra nó là gì.

Nếu nguyên nhân gây mất kinh nguyệt là các bệnh lý, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Còn mất kinh nguyệt xuất phát từ cuộc sống và thói quen sinh hoạt, bạn cần điều chỉnh các yếu tố này để chu kỳ kinh ổn định trở lại.

Dưới đây là các biện pháp giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt bạn nên thực hiện:

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cân bằng rất quan trọng để cải thiện hoạt động của các cơ quan sinh sản. Khi bị mất kinh, bạn cần chú ý ăn uống đầy đủ dinh dưỡng với thực phẩm lành mạnh. Đây là biện pháp pháp xử lý mất kinh do do tăng giảm cân đột ngột.

Theo đó bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm: vitamin, khoáng chất, protein, chất béo tốt
  • Hạn chế các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, thực phẩm chế biến sẵn
  • Không uống các loại đồ uống kích thích như rượu, bia hoặc cafe

Những người bị rối loạn ăn uống bạn cần khám bác sĩ để có biện pháp điều trị thích hợp.

Kiểm soát căng thẳng

Căng thần kinh gây ra rất nhiều hệ quả với sức khỏe trong đó bao gồm mất kinh. Do đó để giải quyết vấn đề này, chị em cần thực hiện các biện pháp thư giãn và giải tỏa cảm xúc.

Bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:

  • Ngủ đủ giấc từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày và không nên thức quá khuya.
  • Có kế hoạch làm việc vừa phải. tránh làm việc quá sức. căng thẳng thần kinh.
  • Dành thời gian cho các hoạt động giải trí: nghe nhạc, xem phim, đọc sách. Các hoạt động này sẽ giúp giải tỏa căng thẳng thần kinh và cải thiện tâm trạng.
  • Luyện tập thể thao đặc biệt là yoga hoặc ngồi thiền giúp giãn tinh thần, loại bỏ bớt các áp lực trong cuộc sống.
  • Chia sẻ tâm sự với người thân về những vấn đề trong cuộc sống, tránh suy nghĩ tiêu cực trong thời gian dài.

Điều chỉnh cường độ luyện tập

Tập luyện thể thao rất tốt cho sức khỏe, bao gồm cả điều hòa kinh nguyệt. Tuy nhiên tập luyện quá mức lại khiến chu kỳ kinh bị ảnh hưởng, trong đó bao gồm cả mất kinh.

Để điều trị tình trạng mất kinh, bạn cần điều chỉnh cường độ tập luyện hợp lý hơn. Bạn cũng nên nghỉ ngơi nhiều hơn cho đến khi chu kì kinh quay lại. Nếu muốn tập, hãy tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng vừa sức như yoga, bơi lội, đi bộ.

Liệu pháp hormone

Mất kinh do rối loạn nội tiết gây ra được điều trị bằng liệu pháp hormone. Đây là phương pháp được bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám. Người bệnh có thể được sử dụng thuốc tránh thai nội tiết tố hoặc viên uống bổ sung estrogen và progesterone.

Liều lượng bổ sung sẽ được điều chỉnh sửa trên nồng độ hormone thiếu hụt. Do đó, bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc sử dụng và cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Phẫu thuật

Với một số bệnh lý gây mất kinh nguyệt sau, bác sĩ sẽ phải áp dụng biện pháp phẫu thuật:

  • Sẹo tử cung
  • Suy buồng trứng sớm
  • Tuyến giáp bất thường
  • Tăng sản tuyến thượng thận,…

Như vậy chúng tôi đã chia sẻ đến bạn các nguyên nhân gây mất kinh nguyệt ở nữ giới. Trong đó có rất nhiều nguyên nhân sinh lý xuất phát từ thói quen sinh hoạt chế độ ăn uống và tập luyện. Những nguyên nhân này không quá nguy hiểm nhưng tình trạng mất kinh kéo dài cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động chung của các cơ quan sinh sản. Ngoài ra mất kinh cũng là biểu hiện của các bệnh lý phụ khoa. Vì vậy khi gặp tình trạng này, bạn nên thăm khám sớm để được điều trị kịp thời.