Những bệnh xã hội thường gặp và cách nhận biết

Bệnh xã hội là thuật ngữ thường dùng để chỉ những bệnh lý có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng, tỷ lệ tử vong cao gây ảnh hưởng chung tới toàn xã hội.

Ngoài những nguy hiểm do các bệnh lý này gây ra, việc mắc các bệnh xã hội cũng khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm với mọi người xung quanh.

Do đó, việc tìm hiểu thông tin về một số bệnh xã hội nguy hiểm là rất cần thiết để mỗi người có thể nhận biết, phòng tránh qua đó bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình.

Bệnh xã hội là gì?

Bệnh xã hội là tên gọi một nhóm những căn bệnh nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm cao chủ yếu thông qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh xã hội không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của một các nhân mà còn là vấn nạn chung của toàn xã hôi. Hiện tại, có khoảng hơn 20 loại bệnh xã hội khác nhau. Có thể kể đến một số căn bệnh xã hội thường gặp như: bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà

Một số bệnh xã hội phổ biến

Những bệnh xã hội thường gặp

Sùi mào gà

Được đánh giá là một trong số những bệnh xã hội nguy hiểm nhất. Bệnh do virus HPV (Human Papilloma) gây ra. Virus này có nhiều tuýp khác nhau, trong đó nguy hiểm nhất là HPV 16, HPV 18 gây ung thư dương vật hoặc ung thư cổ tử cung.

Dấu hiệu điển hình thường xuất hiện từ sau 2-9 tháng, thậm chí chỉ vài tuần lây nhiễm: những nốt sùi nhỏ, mềm và cao lên có hình dạng như những nhú gai, đường kính khoảng từ 1-2 mm. Những nốt sùi này phát triển mạnh theo thời gian và liên kết lại với nhau giống hình mào gà hay súp lơ. Đặc biệt, những nốt sùi này có thể ấn ra mủ hoặc máu nếu cọ xát thường xuyên với quần lót.

Ngoài ra, chúng còn có thể xuất hiện ở mắt, miệng,…có sự tiếp xúc với dịch mủ của người bệnh. Sùi mào gà nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, của người bệnh và người xung quanh. Tănng nguy cơ mắc các bệnh xã hội khác.

Hiện nay, sùi mào gà có thể được điều trị bằng thuốc hoặc dùng các phương pháp đốt mụn sùi..

Sùi mào gà

Bệnh lậu

Do vi khuẩn song cầu lậu (Neisseroa gonorrhoeae) gây ra. Bệnh thường được biết tới với mức độ nguy hiểm cao và khả năng lây lan nhanh chóng. Tuy nhiên, bệnh có những dấu hiệu viêm đường tiết niệu kết hợp với viêm nhiễm cơ quan sinh dục nên thường dễ bị nhầm lẫn.

Nam giới khi mắc bệnh thường có các triệu chứng như: tiểu buốt, tiểu rắt, có mủ ở lỗ sáo, đau ở đầu dương vật.. Đối với nữ giới bệnh thường không có những triệu chứng quá rõ ràng mà khá giống với viêm nhiễm phụ khoa như: khí hư ra nhiều, có màu vàng xanh, đau bụng dưới.

Bệnh lậu nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển sang mãn tính và có nguy cơ gây vô sinh cao. Trường hợp nếu người mẹ nhiễm lậu sinh con, đứa bé có thể bị mù bẩm sinh do vi khuẩn lậu.

Để giảm tối đa những hậu quả không mong muốn, người bệnh nên sớm di khám để có biện pháp điều trị thích hợp. Hiện tại, bệnh lậu có thể được điều trị bằng Đông-Tây y kết hợp cùng với sử dụng công nghệ ánh sáng sinh học. Giúp cân bằng môi trường trong bộ phận sinh dục, kích thích sản sinh các tế bào lợi khuẩn, ức chế lại vi khuẩn lậu.

Bệnh lậu

Bệnh giang mai

Tuy ít phổ biến hơn so với bệnh lậu và sùi mào gà những không vì thế mà bệnh giang mai ít nguy hiểm hơn. Xoắn khuẩn Treponema pallidum có khả năng tấn công và gây tổn thương hầu hết các cơ quan trong cơ thể như hệ thần kinh, hệ tim mạch.

Bệnh giang mai có nhiều giai đoạn phát triển với những biểu hiện phức tạp. Tuy nhiên, dễ thấy nhất là một vết trợt nông có bờ nhẵn, nông, tiếp đó là đào ban nổi toàn thân, các vết sẩn, phỏng nước, lở loét khắp cơ thể.

Đến khi lan khắp các tạng, đi đến đâu gây bệnh đến đó. Bệnh giang mai có thể tồn tại trong cơ thể nhiều năm và gây ra những biến chứng nguy hiểm như giang mai thần kinh, củ giang mai…

Người bệnh nặng có thể bị liệt, tâm thần.. thậm chí tử vong. Vì vậy, việc thăm khám để kịp thời phát hiện ra bệnh là rất cần thiết. Tùy theo từng mức độ bệnh mà có thể điều trị bằng các phương pháp khác nhau. Có thể sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp liệu pháp kích thích cân bằng miễn dịch, giúp ức chế sự phát triển của xoắn khuẩn giang ma. Cũng như giúp phục hồi chức năng các bộ phận bị tổn thương.

Bệnh Giang Mai

Bệnh mụn rộp sinh dục

Là căn bệnh thường gặp ở những đối tượng sinh hoạt tình dục bừa bãi, không lành mạnh và có nhiều bạn tình. Bệnh do do một loại virus có tên là herper simplex gây ra.

Những dấu hiện điển hình thường gặp đó là các mụn nước nhỏ, mọc thành đám sau đó vỡ ra và loét dần gây cảm giác khó chịu và đau đớn cho người bệnh.

Bệnh nếu không được điều trị sẽ gây suy giảm hệ miễn dịch, phát triển thành mãn tính với những đợt bùng phát dữ dội gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

Bệnh nên được chữa trị kịp thời bằng việc sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

Nguyên nhân dẫn tới bệnh xã hội

Bệnh xã hội chủ yêu lây nhiễm qua đường tình dục và thường gặp nhất ở những đối tượng có quan hệ tình dục không an toàn với nguồn bệnh.

Việc tiếp xúc trực tiếp các vết thương hở trên da với người bệnh sẽ tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các virus gây bệnh qua niêm mạc bị tổn thương.

Sử dụng chung những đồ vật cá nhân với người bệnh như: khăn mặt, bàn chải, cốc uống nước.. cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh xã hội.

Một số căn bệnh có thời gian “ẩn mình” lâu như giang mai nên người bệnh không phát hiện ra mà vẫn tiến hành truyền máu khiến cho người nhận máu cũng có thể mắc bệnh.

Phụ nữ khi mang thai mắc các căn bệnh xã hội đều có nguy cơ lây truyền trực tiếp cho thai nhi qua nhau thai hoặc sinh sản trực tiếp. Đứa trẻ sinh ra có thể mắc bệnh xã hội bẩm sinh hoặc mốt số biến chứng như mù bẩm sinh.

Nguyên nhân gây bệnh xã hội

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh một số bệnh xã hội

Để phòng tránh một số bệnh xã hội nguy hiểm thường găp, nên thực hiện một số cách sau:

  • Quan hệ tình dục an toàn, lành manh, chung thủy một vợ một chồng.
  • Trước và sau khi quan hệ cần vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, đúng cách.
  • Duy trì thói quen sinh hoạt điều độ, tích cực vận động tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Không dùng chung các đồ vật cá nhân với những đối tượng nghi ngờ mắc bệnh, cũng như hạn chế tiếp xúc với những đối tượng này.
  • Để sớm phát hiện ra bệnh và xử lý kịp thời, nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/ lần.

Hy vọng với những thông tin đã cung cấp về những căn bệnh xã hội nguy hiểm thường gặp trên, bạn đọc đã có thêm những kiến thức cần thiết. Để tự bảo vệ mình và người thân, khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, nên chủ động kiểm tra tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Nếu còn băn khoăn về một số bệnh xã hội nguy hiểm, hãy liên hệ tới Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội để được các chuyên gia hỗ trợ tốt nhất.