Viêm tuyến tiền liệt: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa

Đối với nam giới tuyến tiền liệt đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ tinh và sinh sản. Do đó những bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt như viêm tuyến tiền liệt ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tâm sinh lý người bệnh. Vậy nguyên nhân viêm tuyến tiền liệt là từ đâu? Triệu chứng của bệnh như thế nào và cách chữa ra sao? Những thắc mắc này sẽ được bài viết sau tập trung làm rõ!

Viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng gì?

Tuyến tiền liệt nằm ở vị trí bao quanh đoạn đầu niệu đạo, ngay phía dưới bàng quang. Nó gần giống như quả hồ đào về hình dạng và kích thước. Đây là một cơ quan đặc biệt ở nam giới có vai trò sản xuất tinh dịch, đồng thời nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng. Tuyến tiền liệt cũng tồn tại ở nữ giới nhưng không có vai trò gì đặc biệt và không phát triển như nam giới.

Tuyến tiền liệt tham gia vào quá trình sinh sản ở nam giới nên bệnh lý xuất hiện tại đây có thể khiến cho nam giới phải đối mặt với tình trạng vô sinh nếu không điều trị. Trong những bệnh xuất hiện tại tuyến tiền liệt có viêm tuyến tiền liệt. Căn bệnh này do các tác nhân có hại như vi khuẩn, virus, nấm tấn công tuyến tiền liệt, gây viêm tại tại đây cũng như các khu vực xung quanh. Viêm tuyến tiền liệt thường có những triệu chứng nhất định, tuy nhiên cũng có trường hợp không để lại triệu chứng gì nên người bệnh khó phát hiện được ra bệnh. Có 4 loại viêm tuyến tiền liệt sau:

  • Viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn
  • Viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn
  • Hội chứng đau vùng chậu mãn tính
  • Viêm tiền liệt tuyến không có triệu chứng

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tuyến tiền liệt

Tùy theo nhóm bệnh cụ thể mà có những nguyên nhân khác nhau gây ra viêm tuyến tiền liệt. Cụ thể như sau:

Với chứng viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn

Vi khuẩn có thể lây lan gây viêm cấp tính tuyến tiền liệt qua các con đường sau:

  • Nhiễm trùng đường niệu đạo.
  • Nhiễm trùng đường tiểu.
  • Quan hệ tình dục dẫn đến nhiễm trùng.
  • Một số trường hợp là do nhiễm trùng qua đường máu.

Với chứng viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn

Vi khuẩn

Đa phần vi khuẩn gây ra hội chứng viêm tuyến tiền liệt mãn tính là vi khuẩn E coli. Chúng có thể lây truyền từ dưới lên và đôi khi kết hợp với tác nhân gây ra các bệnh xã hội.

Bên cạnh đó những tác nhân khác cũng có thể gây ra căn bệnh này nhưng với tỷ lệ ít hơn như lậu cầu khuẩn, gonocoque, clamydia… Viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn thường dẫn đến những đợt viêm kéo dài và người bệnh cảm thấy đau từng cơn ngắt quãng.

Với chứng viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn

Chứng viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn có các triệu chứng bệnh giống như viêm do vi khuẩn mãn tính. Tuy nhiên rất khó để xác định nguyên nhân cụ thể và chính xác gây ra chứng bệnh này.

Các yếu tố nguy cơ khác

Bên cạnh các tác nhân trực tiếp kể trên, những yếu tố nguy cơ khác gây ra viêm tuyến tiền liệt bao gồm:

  • Sức đề kháng kém, rối loạn hệ miễn dịch: Người có sức đề kháng yếu và hệ miễn dịch kém sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công hơn những người khác. Lúc này nguy cơ nhiễm bệnh viêm tuyến tiền liệt và các chứng viêm khác của họ cũng cao hơn.
  • Do nam giới có bệnh lý nền từ trước: Vi khuẩn tồn tại sẵn trên cơ thể nam giới mắc các bệnh viêm bàng quang kẽ hay bệnh viêm niệu đạo… Những vi khuẩn này có thể sinh sôi và phát triển sau đó di chuyển ngược dòng lên tuyến tiền liệt và gây viêm tại đây.
  • Do thói quen thủ dâm quá độ: Lạm dụng thủ dâm quá độ hàng ngày ngày sẽ khiến cho tuyến tiền liệt của bạn bị tổn thương. Lúc này các tác nhân có hại như vi khuẩn, nấm dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
  • Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh: Những người có sở thích, thói quen sử dụng thuốc lá rượu bia và các chất kích thích khác… có nguy cơ mắc viêm tuyến tiền liệt cao hơn bình thường.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Những người ở có xu hướng quan hệ tình dục không chung thủy, quan hệ nhiều lần thường xuyên, quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ, quan hệ tình dục thô bạo hay bạo dâm… dễ khiến cho tuyến tiền liệt hoạt động quá mức. Điều này khiến cho tuyến tiền liệt rối loạn hoạt động xuất tinh, tổn thương cũng dễ xuất hiện tại cơ quan sinh dục khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
  • Tuyến tiền liệt bị chèn ép: Tuyến tiền liệt có thể bị chèn ép khi bạn ngồi xe đạp nhiều khiến cho máu khó lưu thông, điều này cũng làm tổn thương đến tuyến tiền liệt.

Triệu chứng bệnh viêm tuyến tiền liệt xuất hiện ở nam giới

Viêm tuyến tiền liệt cấp và mãn tính lại có các triệu chứng không giống nhau. Cụ thể như sau:

Viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn

Với chứng viêm tuyến tiền liệt do nhiễm khuẩn cấp tính, bạn thường gặp phải các triệu chứng như dưới đây:

  • Tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rát.
  • Đau vùng xương mu, bẹn bìu và vùng xung quanh dương vật.
  • Khi đi tiểu hoặc khi xuất tinh thấy ra máu.
  • Xuất tinh đau buốt, rối loạn chức năng xuất tinh khi quan hệ tình dục.
  • Ớn lạnh, sốt, rét run, cảm thấy giống như cảm cúm.

Đối với viêm tuyến tiền liệt mãn tính thì triệu chứng cũng gần giống như cấp tính, tuy nhiên các triệu chứng này phát triển chậm hơn:

  • Khó chịu quanh tinh hoàn và vùng bụng dưới.
  • Đau tinh hoàn và khu vực quanh háng, dưới thắt lưng, sau lưng, bụng dưới, đau dương vật.
  • Tiểu tiện nhiều lần, nhất là về đêm. Nước tiểu đục màu và có thể lẫn máu.
  • Viêm bàng quang tái phát.
  • Khó khăn khi cương dương.

Khi các triệu chứng kể trên kéo dài trong thời gian ít nhất là 3 tháng thì viêm tuyến tiền liệt được coi là mãn tính. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp người bệnh thấy triệu chứng thuyên giảm mà không cần điều trị.

Viêm tuyến tiền liệt mạn tính không do vi khuẩn

Chứng viêm tuyến tiền liệt mãn tính không do vi khuẩn có biểu hiện cũng gần giống như chứng viêm mãn tính do vi khuẩn. Trong trường hợp này thì xét nghiệm tinh dịch và nước tiểu người bệnh không thấy có vi khuẩn, và người bệnh cũng không có triệu chứng sốt.

Ngoài ra những người viêm tuyến tiền liệt mãn tính không do vi khuẩn còn xuất hiện tình trạng tiểu buốt và tiểu nhiều. Bệnh nhân cảm thấy đau ở hậu môn và giữa bìu, quá trình phóng tinh cũng bị ảnh hưởng.

Trường hợp viêm tuyến tiền liệt mãn tính không do vi khuẩn ít gặp hơn so với trường hợp viêm do vi khuẩn. Dù gặp phải chứng bệnh nào bạn cũng cần đến cơ sở y tế thăm khám sớm để tránh biến chứng có hại gây ra cho sức khỏe.

Chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt

Chẩn đoán bước đầu bệnh viêm tuyến tiền liệt được thực hiện qua việc bác sĩ lắng nghe và xác định các yếu tố về bệnh sử, tiền căn của bệnh nhân. Bác sĩ còn hỏi thêm về các triệu chứng lâm sàng của bệnh mà người bệnh quan sát được .

Chứng viêm tuyến tiền liệt được bác sĩ thăm khám qua đường trực tràng để xác định tính chất bệnh. Bác sĩ còn chạm vào tuyến tiền liệt để xác định mức độ đau và sự nhạy cảm của bạn.

Những xét nghiệm thường được sử dụng nhất cho việc chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt bao gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu: nhằm phân lập vi khuẩn gây bệnh có trong nước tiểu.
  • Xét nghiệm dịch từ niệu đạo
  • Xét nghiệm máu
  • Siêu âm tuyến tiền liệt qua đường trực tràng
  • Chụp cắt lớp điện toán hoặc chụp cộng hưởng từ vùng chậu để đánh giá tình trạng tuyến tiền liệt một cách chính xác.

Sau khi có kết quả chẩn đoán phác đồ điều trị bệnh mới được bác sĩ đưa ra.

Điều trị viêm tuyến tiền liệt ở nam giới như thế nào?

Phương pháp điều trị viêm tuyến tiền liệt với từng chứng bệnh cụ thể có sự khác nhau như sau:

Với chứng viêm do vi khuẩn

Bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn thường được bác sĩ khuyên uống nhiều nước để lọc bỏ vi khuẩn. Ngoài ra bạn cũng cần cải thiện bệnh bằng cách tránh caffein, rượu, đồ ăn có tính cay hoặc tính axit trong quá trình điều trị.

Khi điều trị bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc kháng sinh trong thời gian từ 6 đến 8 tuần. Một số trường hợp phải nhập viện nếu bị nhiễm trùng cấp tính quá nặng. Trong thời gian đó bạn sẽ được tiêm kháng sinh tĩnh mạch và uống nước thường xuyên.

Để ngăn ngừa nhiễm trùng định kỳ, những trường hợp nhiễm trùng mãn tính cần dùng kháng sinh ít nhất 6 tháng. Các toa thuốc giúp thư giãn bàng quang và giảm bớt triệu chứng có thể được bác sĩ kê thêm cho bạn.

Trong trường hợp người bệnh gặp những vấn đề giải phẫu, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Lúc này việc phẫu thuật giúp bạn loại bỏ mô sẹo và cải thiện lưu lượng nước tiểu.

Đau vùng chậu mãn tính

Với hội chứng đau vùng chậu mãn tính bác sĩ cũng chỉ định thuốc kháng sinh cho bạn để loại vi khuẩn gây bệnh. Những loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng bao gồm:

  • NSAID (thuốc chống viêm không steroid) như aspirin, ibuprofen.
  • Silodosin
  • Glycosaminoglycan
  • Chất dẫn truyền thần kinh.
  • Thuốc giãn cơ như clonazepam hay cyclobenzaprine.

Phương pháp điều trị thay thế

Những phương pháp điều trị thay thế giúp bạn giảm thiểu tình trạng viêm tuyến tiền liệt bao gồm:

  • Các bài tập Kegel.
  • Tắm nước ấm hoặc chườm ấm
  • Bài tập thư giãn, như yoga
  • Phản hồi sinh học
  • Châm cứu
  • Biện pháp dân gian: sử dụng quả sung, chuối, lá trầu không… để điều trị.

Trước khi sử dụng các biện pháp thay thế kể trên bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh cho các phương pháp này ảnh hưởng tới các loại thuốc mà bạn đang sử dụng.

Bên cạnh đó bạn cũng cần phòng tránh tái phát viêm tuyến tiền liệt bằng cách Áp dụng một chế độ sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý. Bạn nên uống nhiều nước hơn để giúp lợi tiểu, không ngồi quá lâu một chỗ và tránh các hoạt động gây áp lực lên tuyến tiền liệt (như đi xe đạp…).

Bài viết trên đã tóm lược cho bạn nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh viêm tuyến tiền liệt. Viêm tuyến tiền liệt là căn bệnh mà nam giới không nên chủ quan khi mắc phải. Do đó bạn hãy thường xuyên thăm khám nam khoa định kỳ để sớm phát hiện và điều trị bệnh.