Một số triệu chứng viêm niệu đạo ở nữ không nên bỏ qua

Viêm niệu đạo chắc hẳn không phải căn bệnh xa lạ đối với chúng ta, bệnh lý này có thể gặp ở cả nam và nữ giới. Tuy nhiên, do cấu tạo đặc biệt có niệu đạo ngắn lại gần hậu môn nên nữ giới rất dễ mắc bệnh viêm niệu đạo. Do đó, tìm hiểu về triệu chứng bệnh viêm niệu đạo ở nữ để kịp thời ngăn chặn và điều trị kịp thời.

Bệnh viêm niệu đạo ở phụ nữ là gì?

Bệnh viêm niệu đạo ở nữ

Đường tiết niệu là hệ thống tham gia bài tiết nước tiểu, chúng bao gồm niệu đạo, bàng quang, niệu quản và hai quả thận. Hiểu một cách đơn giản, viêm niệu đạo là tình trạng vi khuẩn xâm nhập, gây viêm vào bất cứ cơ quan nào trong hệ thống bài tiết nước tiểu.

Bệnh viêm niệu đạo gặp ở nữ giới do niệu đạo của nữ giới ngắn và thẳng nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập, gây ra viêm niệu đạo.

Nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở phụ nữ?

Nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở nữ

Viêm niệu đạo ở nữ giới chủ yếu do vi khuẩn E.coli gây ra. Chúng xâm nhập vào đường tiết niệu bằng nhiều con đường hay gặp nhất là thông qua quan hệ tình dục không an toàn.

Trên thực tế, phụ nữ thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ viêm niệu đạo cao hơn nam giới. Vì khi giao hợp, vi khuẩn có thể dễ dàng lên tới bàng quang do lỗ tiểu nằm rất gần cửa âm đạo.

Thậm chí, dương vật là nguồn mang vi khuẩn gây viêm niệu đạo cho nữ giới, nếu nam giới không vệ sinh sạch sẽ trước khi quan hệ tình dục.

Ngoài con đường quan hệ tình dục, vi khuẩn gây bệnh cũng có thể từ trực tràng lan sang.

Một số trường hợp có thể do vi khuẩn xâm nhập từ đường máu. Sỏi thận, u bàng quang, bất thường bẩm sinh ở đường tiết niệu, tật cột sống chẻ đôi, chấn thương tủy sống. Đây cũng là những nguyên nhân phổ biến gây viêm đường tiết niệu ở cả hai giới.

Bên cạnh đó, thói quen vệ sinh không sạch sẽ, sai cách cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công đường tiết niệu và gây bệnh.

Triệu chứng bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới

Triệu chứng của bệnh viêm đường niệu đạo ở nữ giới như sau:

  • Tiểu nhiều lần: Người mắc bệnh viêm niệu đạo thường bị tiểu rắt tức là đi tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần đi chỉ ra được rất ít nước tiểu. Khi đi tiểu không có cảm giác thỏa mãn, vẫn còn muốn đi nữa nhưng không đi được.
  • Tiểu nóng
  • Người bệnh bị đau buốt và nóng rát khi đi tiểu.
  • Nước tiểu mùi khai nồng
  • Nữ giới bị bệnh viêm niệu đạo, nước tiểu thường có mùi có màu đục và có mùi khai nồng.
  • Cảm giác đầy ở trực tràng
  • Một số triệu chứng khác

Ngoài những triệu chứng trên, người bệnh còn có các biểu hiện khác như: mệt mỏi, bụng ì ạch khó chịu, buồn nôn và nôn.

Nếu viêm nhiễm lan lên đến thận còn gây ra đau lưng, đau sườn, người bị sốt, run rẩy, mệt mỏi.

Đau bụng dưới triệu chứng của viêm niệu đạo nữ

Biến chứng của viêm niệu đạo ở nữ giới

Viêm niệu đạo cũng gây ra nhữn biến chứng rất nguy hiểm đối với nữ giới như sau:

  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày

Cũng như nam giới, nữ giới cũng phải chịu những khó chịu và bất tiện hàng ngày do bệnh viêm niệu đạo gây ra như đi tiểu nhiều, đau buốt khi đi tiểu. Điều này cũng khiến phụ nữ bị đau khi quan hệ và ảnh hưởng đến chất lượng đời sống vợ chồng.

  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Viêm nhiễm niệu đạo có thể gây viêm nhiễm vòi trứng gây tắc vòi trứng và dẫn đến vô sinh.

  • Nguy hiểm cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai bị viêm niệu đạo mà không được điều trị có thể nguy hiểm đến sức khỏe thai nhi, nguy hiểm hơn là gây sảy thai, sinh non.

  • Lây lan nhiễm trùng

Bệnh viêm niệu đạo cấp tính nếu không được điều trị kịp thời sẽ biến chứng thành mãn tính. Gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng hóa, suy thận, bể thận thậm chí nguy hiểm nhất là tử vong.

Chẩn đoán viêm niệu đao

Các biện pháp chẩn đoán viêm niệu đạo:

  • Xét nghiệm nước tiểu

Cách chẩn đoán bệnh viêm niệu đạo phổ biến là xét nghiệm nước tiểu. Người bệnh lây mẫu nước tiểu giữa dòng và mang đi xét nghiệm để xác định vi khuẩn gây bệnh.

Nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường nước tiểu

Nếu bị viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần thì người bệnh cần thực hiện các biện pháp chẩn đoán chuyên sâu hơn như:

  • Siêu âm
  • Chụp CT
  • Chụp cản quang đài bể thận
  • Soi niệu đạo: Sử dụng một ống dài để soi từ niệu đạo đến bàng quang.

Điều trị viêm niệu đạo như thế nào?

Cách chữa viêm niệu đạo nữ

Khi có triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đổi màu, đau khi quan hệ…thì người bệnh nên đi khám, xét  nghiệm để chẩn đoán chính xác “thủ phạm”, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.

Viêm niệu đạo có thể điều trị bằng nội khoa hoặc ngoại khoa:

– Điều trị nội khoa: Có thể điều trị bằng thuốc đặc hiệu, thuốc có tác dụng giảm đau chống viêm, tăng cường lưu thông máu, cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả.

– Điều trị ngoại khoa: Nhiều trường hợp tắc nghẽn niệu đạo, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa bằng laser, vi sóng, quang phổ…

Bên cạnh đó, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, quan hệ tình dục an toàn…để thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Ngoài phương pháp điều trị dùng kháng sinh và ngoại khoa. Người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc từ dân gian để chưa viêm niệu đạo. Vừa mang lại hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn.

Bao gồm:

  • Nước lô hội

Lô hội có tính sát khuẩn cao, do đó, chúng được dùng nhiều trong điều trị sát trùng, thanh nhiệt, thông tiểu, mang lại hiệu quả cao trong điều trị niệu đạo. Mỗi ngày người bệnh chỉ cần uống 2 lần nước lô hội là có thể giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.

  • Nước rau mùi tây

Trong mùi tây có chất Apiozit có tác dụng lợi tiểu, hàm lượng acid béo Omega 3 và 6 có tác dụng chống lại các loại viêm nhiễm, còn vitamin A, B, C, Kali, Natri giúp làm sạch thận, đẩy độc tố ra ngoài qua đường tiểu.

Vì vậy, nước rau mùi tây được coi là 1 trong 10 bài thuốc chữa viêm niệu đao. Bạn chỉ cần lấy vài lá mùi tây, đun sôi với nước và chắt nước uống hàng ngày.

  • Lá chè xanh

Chè xanh có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể và lợi tiểu. Do đó, sử dụng lá chè xanh trong điều trị viêm niệu đạo tại nhà được nhiều người áp dụng.

Ngoài ra, đun nước lá chè xanh với nước uống hàng ngày cũng có thể mang lại hiệu quả cao.

  • Giấm táo

Giấm táo có nhiều enzym, kali và khoáng chất có thể giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm niệu đạo. Giấm táo được coi là “kháng sinh” tự nhiên an toàn, hiệu quả.

Người bệnh có thể uống giấm táo và mật ong hàng ngày hoặc rửa niệu đạo bằng giấm táo pha với nước.

Mẹo dân gian chữa viêm niệu đạo nữ
  • Tỏi

Như chúng ta đã biết, tỏi rất tốt trong điều trị các bệnh viêm nhiễm, chiết xuất từ tỏi có tác dụng chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Đơn giản là các bạn có thể ăn 3-4 nhánh tỏi hàng ngày hoặc sử dụng trong chế biến món ăn.

  • Râu ngô

Râu ngô là được đánh giá là nhóm thảo dược rất tốt dùng để điều trị viêm niệu đạo trong đông y. Một trong những bài thuốc chữa viêm niệu đạo tại nhà là sử dụng râu ngô, sắc thành nước uống trước bữa ăn 3-4 giờ.

  • Mã đề

Trong đông y, cây mã đề được dùng nhiều để điều trị viêm niệu đạo, vì loại cây này có tính hàn, vị ngọt, không chứa độc tố, có tác dụng lợi tiểu, thanh phế nhiệt. Người bệnh đun sôi rễ cây mã đề, kim tiền thảo, chạch lan uống thay nước hàng ngày. Kiên trì trong 1 tuần sẽ thấy rõ hiệu quả cải thiện triệu chứng.

  • Kim tiền thảo

Cây kim tiền thảo có tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm. Để hỗ trợ điều trị viêm niệu đạo, các bạn hãy đun sôi kim tiền thảo với mã đề, kim ngân hoa, bồ công anh, thổ phục linh, sắc thành nước uống khi đói bụng.

  • Ngải cứu

Ngải cứu có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, dùng trong điều trị viêm niệu đạo, viêm thận, viêm bàng quang rất tốt. Người bệnh đun sôi ngải cứu với rễ cỏ tranh, cỏ seo gà, chắt lấy nước hòa với mật ong uống nóng. Uống 2 lần mỗi ngày trước bữa ăn để mang lại hiệu quả cao.

Tuy nhiên, cách chữa tại nhà khá mất thời gian, tác dụng chậm và chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị chứ không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, nấm gây bệnh.

Trên là những chia sẻ về bệnh viêm niệu đạo và những triệu chứng chị em không nên bỏ qua. Khi có những dấu hiệu này, người bệnh nên đi khám, xét nghiệm, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.