Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

Ngày nay, tỷ lệ chị em phụ nữ mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung trong cộng đồng lên tới 90%. Tuy nhiên không phải ai cũng biết bệnh viêm lộ tuyến là gì? Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến là do đâu? Dấu hiệu nhận biết của bệnh ở các giai đoạn 1, 2, 3 như thế nào. Để tìm hiểu những kiến thức trên, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Viêm lộ tuyến là gì?

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến, hay viêm lộ tuyến cổ tử cung là một chứng bệnh tại tử cung của chị em phụ nữ. Đặc biệt, nó xuất hiện nhiều ở những người đã từng quan hệ tình dục, từng mang thai, sinh đẻ hoặc thực hiện các thủ thuật tại tử cung và âm đạo.

Các chuyên gia giải thích điều này là do khi có sự tác động bên ngoài vào tử cung, tử cung có thể bị tổn thương. Lúc này các tế bào tuyến bên trong dễ gặp trục trặc và xâm lấn nhầm ra bên ngoài cổ tử cung. Đây là những tế bào tiết dịch nhày. Khi tiết quá nhiều dịch nhày ngoài cổ tử cung, nó thu hút các tác nhân gây bệnh đến sinh sôi và gây viêm nhiễm.

Tham khảo ngay:

Các giai đoạn của bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

Không như các bệnh khác, viêm lộ tuyến cổ tử cung không chia thành 2 giai đoạn cấp tính và mãn tính mà chia thành 3 cấp độ bệnh. Đó là các cấp độ 1, 2, 3, tương ứng với sự phát triển bệnh từ nhẹ đến nặng. Mỗi giai đoạn có một đặc điểm riêng biệt:

các cấp độ viêm lộ tuyến

Viêm lộ tuyến cổ tử cung cấp độ 1

Ở cấp độ 1 của viêm lộ tuyến cổ tử cung, vùng viêm vẫn còn nhỏ, chỉ chiếm 0,33% diện tích cổ tử cung (khoảng 1/3). Lúc này triệu chứng bệnh rất nhẹ hoặc thậm chí chưa xuất hiện, khiến người bệnh rất khó phát hiện ra bệnh.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung cấp độ 2

Bệnh từ cấp độ 1, trở nặng thì sẽ tiến triển lên cấp độ 2. Đây là cấp độ dễ dàng nhận biết bệnh hơn cả. Lúc này vùng thương tổn đã lan từ 0.33 đến 0,67% diện tích bề mặt cổ tử cung (tức từ 1/3 đến 2/3).

Viêm lộ tuyến cổ tử cung cấp độ 3

Người bệnh ở cấp độ 2 không điều trị, qua thời gian sẽ tiến triển thành cấp độ nặng nhất, đó là cấp độ 3. Vùng thương tổn ở giai đoạn này phát triển từ 0,67% (tức 2/3) cho đến khi phủ 100% diện tích bề mặt cổ tử cung nếu không được điều trị. Lúc này bệnh có thể biến chứng và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sinh sản của người bệnh.

Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến cổ tử cung

Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng viêm lộ tuyến cổ tử cung. Trong đó tác nhân trực tiếp là các loại vi khuẩn, virus, nấm bệnh, ký sinh trùng… Ngoài ra, những nguyên nhân gián tiếp hoặc yếu tố nguy cơ dẫn đến căn bệnh này bao gồm:

Do mắc phải các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STI)

Ví dụ các bệnh như: bệnh lậu, mụn rộp sinh dục, chlamydia, bệnh nhiễm trichomomas, mycoplasma hoặc ureaplasma… Tác nhân gây ra những căn bệnh này có thể lây lan ngược dòng và gây viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Cơ thể thay đổi hàm lượng estrogen

Sự thay đổi trong hoạt động tiết hormone sinh dục estrogen gây ra những xáo trộn ở môi trường trong cơ thể. Lúc này sức khỏe vùng kín có thể yếu đi, khiến cho bạn dễ mặc các bệnh viêm nhiễm nói chung, và viêm lộ tuyến cổ tử cung nói riêng.

Mang thai, tuổi tác thay đổi… đều là những tình trạng sinh lý tự nhiên dẫn đến cơ thể thay đổi hàm lượng nội tiết tố. Ngoài ra một số bệnh lý, tình trạng căng thẳng mệt mỏi kéo dài, uống thuốc tránh thai chứa nội tiết tố cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

Vệ sinh vùng kín không đúng cách

Vệ sinh vùng kín không cẩn thận, đặc biệt trong những ngày “đèn đỏ”, sau khi quan hệ tình dục… khiến bạn dễ nhiễm tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, thụt rửa âm đạo quá nhiều làm pH môi trường trong thay đổi, cũng khiến bạn dễ mắc viêm lộ tuyến hơn.

Dị ứng

Tampon, bao cao su, dung dịch vệ sinh… đều là những thứ có thể gây kích ứng, dị ứng cho vùng kín của bạn. Lúc này vùng kín bị kích ứng, tổn thương… nên cũng dễ khiến bạn có nguy cơ mắc viêm lộ tuyến nhiều hơn bình thường.

Quan hệ tình dục thô bạo

Quan hệ tình dục thô bạo khiến cho vùng kín của bạn dễ bị tổn thương cơ học, gây chảy máu và đau đớn. Điều này dễ dẫn đến viêm nhiễm xảy ra tại cổ tử cung. Đặc biệt, nó dễ xảy ra vào thời kỳ khi buồng trứng của bạn hoạt động mạnh.

Mất cân bằng hệ sinh vật trong âm đạo

Trong âm đạo phụ nữ bình thường, hệ thống vi khuẩn gồm hai nhóm có lợi, có hại đều chung sống hòa bình. Tuy nhiên nếu vì lý do nào đó mà hệ vi khuẩn này mất cân bằng, vi khuẩn gây hại phát triển mạnh thì sẽ dẫn đến viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm tại âm đạo có thể lây lan thành viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Thực hiện thủ thuật phụ khoa

Nhiều chị em từng thực hiện các thủ thuật trong tử cung như đặt vòng tránh thai, nạo hút thai, phẫu thuật u xơ… Nếu không thực hiện cẩn thận, các thủ thuật này có thể làm xói mòn tử cung, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Ung thư và điều trị ung thư

Trong quá trình điều trị ung thư cổ tử cung và tử cung, bạn cần thực hiện phẫu thuật, điều này có thể dẫn đến cổ tử cung bị tổn thương. Nguy cơ mắc viêm lộ tuyến ở nhóm bệnh nhân này cũng cao hơn các phụ nữ khác.

Dấu hiệu nhận biết

dấu hiệu nhân biết viêm lộ tuyến

Khi bị mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung, ở mỗi giai đoạn 1, 2, 3, bạn lại nhận thấy những dấu hiệu khác biệt. Cụ thể như sau:

Dấu hiệu nhận biết viêm lộ tuyến cấp độ 1

Giai đoạn này còn được các chuyên gia gọi là viêm lộ tuyến cổ tử cung 0,5cm. Như đã nói ở trên, giai đoạn này triệu chứng không biểu hiện, hoặc biểu hiện rất nhẹ:

  • Khí hư ra nhiều và có mùi hôi tanh. Lúc này khí hư ngả màu vàng hoặc xanh nhạt, có khi trắng đục và sủi bọt.
  • Vùng kín ngứa ngáy, tấy đỏ.
  • Đi tiểu nhiều lần, tiểu rát buốt âm hộ.

Các triệu chứng kể trên không điển hình nên dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm vùng kín khác. Dù đó là căn bệnh nào, bạn cũng nên thăm khám tại cơ sở y tế từ sớm, tránh để bệnh nặng dần theo thời gian.

Dấu hiệu nhận biết viêm lộ tuyến cấp độ 2

Giai đoạn này còn được các chuyên gia gọi là viêm lộ tuyến cổ tử cung 1cm. Bệnh lúc này đã lan ra rộng dần. Chị em sẽ bắt gặp các dấu hiệu sau:

  • Khí hư tiết nhiều, hôi và đặc quánh. Màu khí hư màu vàng đậm, nhìn giống mủ.
  • Ngứa ngáy, đau rát dữ dội ở vùng kín.
  • Vùng kín đau rát, buốt rát khi quan hệ tình dục và tiểu tiện. Tiểu tiện khó khăn, tiểu rắt.
  • Đau dữ dội hoặc âm ỉ ở vị trí bụng dưới.

Đây là giai đoạn dễ phát hiện ra triệu chứng bệnh. Do đó bạn cần đến cơ sở y tế để nhanh chóng xử lý.

Dấu hiệu nhận biết viêm lộ tuyến cấp độ 3

Giai đoạn này còn được các chuyên gia gọi là viêm lộ tuyến cổ tử cung 2 – 3 cm. Lúc này bệnh đã tiến triển nặng với những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản của chị em. Các dấu hiệu điển hình của cấp độ 3 gồm:

  • Khí hư tiếp tục ra nhiều, chuyển màu rõ ràng và bốc mùi hôi nồng nặc. Có thể thấy mủ và máu lẫn trong khí hư.
  • Đau bụng, eo, lưng và hai bên vùng chậu dữ dội.
  • Chảy máu vùng kín bất thường, đặc biệt trong và sau khi quan hệ tình dục.
  • Tiểu tiện khó khăn, tiểu rắt và đau rát.
  • Đau rát khi quan hệ tình dục, suy giảm ham muốn tình dục.
  • Rối loạn kinh nguyệt.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
  • Khó thụ thai.

Đây là giai đoạn bệnh tiến triển đặc biệt nghiêm trọng, vì thế bạn tuyệt đối không được chủ quan!

Cách điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung tại cơ sở y tế

Khi đến cơ sở y tế, bạn sẽ được thực hiện các xét nghiệm kiểm tra, chẩn đoán bệnh. Ví dụ như: kiểm tra dịch tiết âm đạo, soi tươi cổ tử cung, sinh thiết, xét nghiệm PAP… Sau đó bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung hiện nay gồm:

Dùng thuốc điều trị

Đây là phương pháp bảo tồn, được ưu tiên áp dụng trong các trường hợp viêm lộ tuyến dạng nhẹ. Các thuốc được chỉ định là thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm đau… Bên cạnh đó, có những cơ sở y tế song song điều trị thuốc đông y để khắc phục các nhược điểm mà thuốc tây y gây ra. Tuy nhiên không phải cơ sở y tế nào cũng áp dụng phương pháp đông tây y kết hợp này.

Điều trị bằng phương pháp sóng cao tần RFA

Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu được áp dụng trong điều trị viêm lộ tuyến, hạn chế chảy máu và gây đau đớn ở mức tối đa. Cụ thể, phương pháp này dùng nhiệt để làm mô và tế bào tuyến gây bệnh bị mất nước, tổn thương và hoại tử. Nhờ đó, những tế bào tuyến lành có thể tái sinh và hoạt động như bình thường.

Biện pháp này được thực hiện rộng rãi tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới để điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung. Tại Việt Nam, nó được ứng dụng tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.

Đốt viêm lộ tuyến bằng laser

Phương pháp này dùng tia laser để đốt các tế bào tuyến xâm lấn ra mặt ngoài tử cung, tạo điều kiện cho tế bào lành phát triển và phục hồi. Để thực hiện đốt viêm lộ tuyến bằng laser, bạn cần thực hiện xét nghiệm để đảm bảo cơ thể không gặp vấn đề về máu.

Điều trị bằng phương pháp áp lạnh

Phương pháp này dẫn khí nitơ vào tiến cận các tế bào lộ tuyến gây bệnh bằng dụng cụ chuyên dụng. Hành động đó khiến các tế bào tuyến bị áp sát bởi dòng khí nitơ, tổn thương và đông lại, cuối cùng chết đi.

Điều trị bằng dao LEEP

Phương pháp này sử dụng dây leep để đưa vào cổ tử cung. Sau đó bác sĩ sẽ loại bỏ các mô viêm nhiễm. Khi thực hiện thủ thuật này, bạn sẽ được gây mê hoặc gây tê nên không cảm nhận được đau đớn.

Trên đây là những kiến thức xung quanh bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung, gồm nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Khám phụ khoa thường xuyên là cách tốt nhất giúp bạn phát hiện và điều trị kịp thời căn bệnh này!