Đi tiểu buốt ở nữ: Nguyên nhân & cách điều trị hiệu quả
Theo thống kê, tỉ lệ nữ giới bị tiểu buốt cao hơn so với nam giới. Tiểu buốt là tình trạng mỗi lần đi tiểu, chị em có cảm giác đau buốt, nóng rát bên trong, thậm chí nghiêm trọng hơn là đi tiểu ra máu. Người bệnh nên đi khám để chẩn đoán nguyên nhân và có phác đồ điều trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng.
Nguyên nhân gây tiểu buốt ở nữ giới
Có nhiều nguyên nhân gây đi tiểu buốt, có thể do bệnh lý hoặc không do bệnh lý.
Không do bệnh lý:
- Do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, nhất là trước và sau khi quan hệ, trong thời gian hành kinh.
- Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
- Thói quen nhịn tiểu, hoặc uống ít nước cũng gây ra chứng tiểu buốt, nước tiểu nặng mùi…
Do bệnh lý:
Viêm đường tiết niệu: Đây là bệnh lý phổ biến ai cũng có thể mắc phải, gây ra tình trạng tiểu buốt ở nữ giới. Khi bị viêm đường tiết niệu, thường có triệu chứng:
- Tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đổi màu vàng đậm, có mùi hôi khó chịu.
- Khí hư ra nhiều, có mùi hôi.
- Đau bụng dưới, căng tức bàng quang, đau khi quan hệ.
- Cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn, suy giảm ham muốn tình dục.
Viêm bàng quang: Chủ yếu do chị em vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, quan hệ tình dục bừa bãi hoặc lạm dụng thuốc tránh thai, nội tiết tố thay đổi khiến bàng quang bị viêm nhiễm. Khi bị viêm bàng quang, chị em thường có triệu chứng:
- Tiểu buốt, tiểu nhiều lần, nhưng mỗi lần đi tiểu lượng nước tiểu ra ít.
- Vừa đi tiểu nhưng lại buồn tiểu tiếp.
- Nước tiểu đổi màu vàng đậm, có mùi hôi khó chịu.
- Tiểu ra mủ, tiểu ra máu, đau bụng dưới, căng tức bàng quang.
- Cơ thể mệt mỏi, chán nản, sốt cao, tính tình thay đổi…
Bệnh sỏi đường tiết niệu: Là tình trạng có sỏi trong hệ thống tiết niệu, khi sỏi cọ xát gây kích thích niêm mạc dẫn đến tiểu đau buốt. Khi bị sỏi tiết niệu, chị em thường có triệu chứng:
- Tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đục có mủ hoặc có lẫn máu.
- Đau bụng dưới, đau vùng thận, đau khi làm việc nặng.
- Khi sỏi tiết niệu biến chứng sang viêm thận, viêm bàng quang sẽ gây buồn nôn, đau sốt cao, đau bàng quang.
Viêm âm đạo: Tiểu buốt cũng là dấu hiệu cảnh báo chị em bị viêm âm đạo. Viêm âm đạo là tình trạng vùng kín bị viêm nhiễm do vi khuẩn, nấm, trùng roi gây ra. Nguyên nhân chủ yếu là vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, quan hệ tình dục bừa bãi…
Triệu chứng điển hình của viêm âm đạo là:
- Mọc mụn, ngứa ngáy âm đạo.
- Khí hư ra nhiều, có màu trắng đục dạng loãng, đặc quánh hoặc vón cục có mùi hôi.
- Đau buốt khi đi tiểu, nước tiểu đổi màu vàng đục.
- Đau khi quan hệ, thậm chí chảy máu âm đạo khi viêm nhiễm nặng.
Viêm nội mạc tử cung: Nguyên nhân đi tiểu buốt ở nữ giới có thể do bị viêm nội mạc tử cung. Ngoài ra, kèm theo các biểu hiện khác như:
- Khí hư ra nhiều, khí hư có mùi hôi khó chịu.
- Chu kỳ kinh kéo dài, máu kinh ra nhiều, thậm chí gây ngất xỉu do mất máu quá nhiều.
- Tiểu buốt, tiểu rắt, có thể tiểu ra máu.
- Đau bụng dưới, đau khi quan hệ…
Bệnh lậu: Tiểu buốt ở nữ là dấu hiệu cảnh báo bệnh xã hội nguy hội, đó là bệnh lậu. Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra, sau 2-8 ngày nhiễm vi khuẩn sẽ có triệu chứng điển hình như:
- Sưng tấy bộ phận sinh dục, tiểu buốt, tiểu ra mủ, nước tiểu có mủ hoặc máu.
- Chị em ra nhiều khí hư có mùi hôi, màu sắc bất thường.
- Nữ giới có thể chảy máu âm đạo do ma sát dương vật trong quá trình giao hợp.
- Sức khỏe suy giảm, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, tinh thần bất ổn do lo lắng.
Điều trị tiểu buốt ở nữ giới
Khi có hiện tượng đi tiểu buốt, chị em cần nhanh chóng đi khám, xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.
- Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện vi khuẩn trong nước tiểu hoặc khoáng chất gây sỏi thận.
- Nội soi để kiểm tra bàng quang, ống dẫn nước tiểu.
- Chụp X-quang, chụp CT, MRI để chẩn đoán hình ảnh.
Tùy vào nguyên nhân gây tiểu buốt, có thể điều trị bằng các phương pháp như:
- Trường hợp viêm nhiễm phụ khoa: Chị em sẽ được điều trị bằng thuốc như thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt âm đạo. Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau, phục hồi làm lành vết thương nhanh chóng, từ đó cải thiện chứng tiểu buốt.
- Trường hợp sỏi đường tiết niệu, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc làm tan sỏi hoặc can thiệp ngoại khoa để loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa biến chứng suy thận nguy hiểm tính mạng.
- Đối với bệnh lậu, mặc dù có thể điều trị bằng thuốc nhưng do vi khuẩn lậu có khả năng kháng thuốc cao nên chị em cần thận trọng.
Ngoài các bệnh viện có khoa phụ khoa, thận tiết niệu như bệnh viện phụ sản Trung ương, phụ sản HN, Bạch Mai…thì chị em có thể đến phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội để khám và điều trị nguyên nhân tiểu buốt hiệu quả.
Tại phòng khám, chị em có thể đăng ký mã số khám trực tuyến bằng cách gọi tổng đài 02437.152.152 để chủ động thời gian khám và điều trị. Khi đến phòng khám, chị em được chỉ định thực hiện các xét nghiệm nước tiểu, siêu âm, chụp Xquang…để chẩn đoán nguyên nhân gây tiểu buốt, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.
Đối với các bệnh viêm phụ khoa, chị em được điều trị bằng thuốc uống, thuốc đặt âm đạo giúp hồi phục nhanh chóng.
Nếu mắc bệnh lậu, chị em sẽ được hỗ trợ điều trị bằng phương pháp đông tây y kết hợp với nhiều ưu điểm:
- Sử dụng hệ thống kiểm tra vi sinh vật bằng kính hiển vi quang học giúp xác định lậu cầu khuẩn về hoạt tính.
- Dựa vào kết quả kháng sinh đồ, bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp như đông tây y kết hợp, hoặc kết hợp vật lý trị liệu.
- Việc điều trị thuốc đúng cách, đúng liều lượng sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn lậu, chấm dứt triệt chứng bệnh.
- Điều trị bằng đông tây y giúp nâng cao sức đề kháng giúp phục hồi chức năng sinh của cơ quan, bộ phận trên cơ thể, hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.
Trực tiếp điều trị là đội ngũ bác sĩ chuyên phụ khoa có hàng chục năm kinh nghiệm, từng công tác tại nhiều bệnh viện lớn và đã điều trị khỏi cho hàng nghìn bệnh nhân. Phòng khám có đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại, nhân viên y tế chuyên nghiệp giúp người bệnh thoải mái.
Nếu còn thắc mắc về nguyên nhân gây tiểu buốt và cách điều trị hiệu quả, chị em có thể trò chuyên với chuyên gia tư vấn, bác sĩ phụ khoa qua tổng đài 02437.152.152 (hoạt động 24/24 giờ) để được giải đáp cụ thể nhất.