Sùi mào gà ở lưỡi: Dấu hiệu nhận biết, cách chữa nào hiệu quả
Nhiều người thường cho rằng bệnh sùi mào gà chỉ xuất hiện ở cơ quan sinh dục. Nhưng trên thực tế nó còn gây bệnh ở nhiều vị trí khác trên cơ thể, trong đó có lưỡi. Vậy sùi mào gà ở lưỡi là như thế nào? Dấu hiệu nhận biết bệnh gồm những gì và cách chữa trị nào hiệu quả cho sùi mào gà ở lưỡi?
Sùi mào gà ở lưỡi là gì?
Sùi mào gà là căn bệnh chủ yếu lây truyền qua đường tình dục. Virus HPV là tác nhân chính gây ra bệnh lý này với đặc trưng chính là gây u nhú trên niêm mạc da người.
Bệnh sùi mào gà có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể, trong đó, cơ quan sinh dục là thường gặp nhất. Tuy nhiên với những người có thói quen quan hệ bằng đường miệng thì rất dễ bị nhiễm sùi mào gà vào ở vùng miệng, họng, trong đó có lưỡi. Ngoài ra, virus HPV cũng có thể lây nhiễm vào lưỡi khi sử dụng gián tiếp các đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, cốc uống nước… của người bệnh.
Trên thực tế, bệnh sùi mào gà ở lưỡi có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới. Nó gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống, giao tiếp và đặc biệt là sức khỏe người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết sùi mào gà ở lưỡi
Đặc trưng của virus HPV khi xâm nhập vào cơ thể là không gây triệu chứng ngay. Nó sẽ có thời gian ủ bệnh kéo dài lên tới 9 tháng. Tùy thuộc vào cơ địa và sức đề kháng của từng người mà bệnh có thể phát sớm hoặc muộn.
Đối với các trường hợp bị sùi mào gà ở lưỡi, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
- Xuất hiện các nốt mụn thịt nhỏ ở trên bề mặt lưỡi, không gây đau, ngứa
- Các nốt mụn xuất hiện rải rác, có màu trắng hoặc hồng, bề mặt gồ ghề, kích thước khác nhau
- Dần dần các nốt mụn sẽ phát triển nhiều hơn, tập trung thành từng cụm nhỏ
- Người bệnh sẽ bắt đầu cảm thấy cộm vướng, khó chịu ở vùng miệng, nhất là khi nhai nuốt.
- Khi các nốt mụn già, nếu dùng tay ấn vào có thể bị vỡ ra gây chảy mủ
- Người bệnh có cảm giác ngứa ngáy ở miệng, lưỡi, khi ăn uống sẽ bị đau rát
- …
Thông thường, các triệu chứng sùi mào gà ở lưỡi dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thường gặp ở vùng miệng như nhiệt miệng, viêm họng… Chính vì vậy nhiều người bệnh không biết mình mắc bệnh và điều trị bằng các biện pháp không phù hợp. Điều đó vô tình khiến cho bệnh phát triển nặng hơn và gây các biến chứng nguy hại.
Hình ảnh sùi mào gà ở lưỡi
Các dấu hiệu sùi mào gà ở lưỡi rất dễ để nhận biết. Tuy nhiên, để có thể phân biệt được chúng với các bệnh lý khác, các bạn có thể quan sát một số hình ảnh sùi mào gà ở lưỡi sau đây:
Hình ảnh nốt sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu
Hình ảnh các nốt sùi mào gà ở lưỡi bị vỡ ra gây chảy mủ
Hình ảnh sùi mào gà dưới lưỡi
Cận cảnh hình ảnh các nốt sùi mào gà
Sùi mào gà ở lưỡi nguy hiểm không?
Bệnh sùi mào gà dù xuất hiện ở bất cứ khu vực nào trên cơ thể cũng đều có thể gây ra các biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Với các trường hợp bị sùi mào gà ở lưỡi, người bệnh có thể đối mặt với những vấn đề sau:
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh vùng miệng, bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Gây trở ngại cho việc ăn uống
- Khiến vùng miệng có mùi hôi, ảnh hưởng đến việc giao tiếp
- Gây tâm lý tự ti, xấu hổ, ảnh hưởng tới công việc, đời sống sinh hoạt và tình dục
- Tăng nguy cơ ung thư vòm họng nếu nhiễm virus HPV tuýp 16, 18
- Lây nhiễm mầm bệnh cho bạn tình hoặc người thân xung quanh
- Ảnh hưởng tới cuộc sống hôn nhân, vợ chồng
- …
Chính vì những lý do này, nếu bạn đang có các triệu chứng nghi ngờ sùi mào gà. Hãy nhanh chóng tới ngay các cơ sở y tế để kiểm tra, thăm khám. Bệnh sùi mào gà càng phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi sẽ càng cao và ngược lại.
Sùi mào gà ở lưỡi có tự khỏi được không?
Nhiều bệnh nhân khi bị sùi mào gà ở miệng, lưỡi hay vòm họng thường băn khoăn không biết bệnh có thể tự khỏi được không, có cần phải điều trị không?
Trên thực tế hiện nay một số trường hợp người bệnh có sức đề kháng tốt có thể tự khỏi bệnh sùi mào gà mà không cần thiết phải chữa trị. Tuy nhiên con số này là rất ít, chỉ chiếm khoảng từ 2 – 5% tổng số người mắc bệnh sùi mào gà.
Trong phần lớn các trường hợp bệnh sùi mào gà muốn khỏi hoàn toàn cần phải can thiệp các biện pháp điều trị phù hợp. Đặc biệt, thời gian bệnh kéo dài càng lâu thì càng khó để chữa khỏi do rất khó loại bỏ virus HPV ra khỏi cơ thể.
Bởi vậy một khi đã bị mắc sùi mào gà ở lưỡi hay bất cứ bộ phận nào khác. Các bạn hãy chủ động đi khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Sự chủ quan trong việc chữa bệnh chỉ gây ra các hậu quả nghiêm trọng.
Chẩn đoán bệnh sùi mào gà
Hiện nay để chẩn đoán một người có phải bị sùi mào gà ở miệng hay không bác sĩ sẽ cần phải thực hiện thăm khám các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, do các triệu chứng sùi mào gà khá giống với nhiều bệnh lý khác nên nếu chỉ dựa vào cách thăm khám này sẽ khó xác định.
Do đó, người bệnh sẽ phải thực hiện thêm xét nghiệm sinh thiết. Đây là hình thức kiểm tra xem các tổn thương ở lưỡi có tồn tại virus HPV hay không hay có phải ung thư không. Qua đó mới có thể chẩn đoán được nguy cơ mắc bệnh.
Để đảm bảo cho kết quả xét nghiệm, chẩn đoán sùi mào gà được chính xác, người bệnh cần thăm khám ở các địa chỉ uy tín, có các thiết bị máy móc hiện đại, tiên tiến.
Cách chữa sùi mào gà ở lưỡi hiệu quả
Khác với các bệnh lý khác có thể chữa trị bằng thuốc, hiện nay bệnh sùi mào gà chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các phương pháp chữa trị sùi mào gà chủ yếu là các kỹ thuật ngoại khoa có mục đích loại bỏ các nốt sùi và ức chế sự phát triển của virus gây bệnh.
Tùy theo mức độ phát triển ở từng trường hợp mà bác sĩ sẽ áp dụng các cách chữa trị khác nhau. Có thể kể đến một số cách điều trị sùi mào gà hiệu quả, đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều cơ sở y tế như:
- Kỹ thuật ALA – PDT: Là phương pháp sử dụng ánh sáng cảm quang để phá vỡ cấu trúc của virus HPV. Đồng thời giúp khắc phục các triệu chứng tăng sinh của các nốt mụn sùi trên niêm mạc da. Giúp cải thiện bệnh hiệu quả, nhanh chóng.
- Đốt điện: Là cách dùng dòng điện cao tần để đốt trực tiếp vào các nốt sùi, giúp loại bỏ các cụm sùi ra khỏi vị trí lây nhiễm. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng nó có thể để lại sẹo ở vị trí điều trị.
- Đốt laser: Là cách sử dụng tia laser để loại bỏ các nốt u nhú do bệnh sùi mào gà gây ra. Tuy nhiên nó cũng có thể gây tổn thương nếu quá trình thực hiện không đảm bảo.
- Áp lạnh (xịt ni tơ lỏng): Là cách xịt ni tơ lỏng vào các nốt sùi và để chúng rụng xuống. Mặc dù có thể loại bỏ triệu chứng sùi mào gà nhưng cách chữa trị này không tiêu diệt được mầm bệnh và nguy cơ tái phát bệnh là rất cao.
- Phương pháp Đông – Tây y kết hợp: Là biện pháp điều trị sùi mào gà bằng cả các phương pháp đông y và tây y. Ngoài việc loại bỏ các triệu chứng bệnh, cách điều trị này còn hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho người bệnh và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Mặc dù có khá nhiều cách để chữa trị bệnh sùi mào gà. Tuy nhiên đối với các trường hợp bị sùi mào gà ở lưỡi cách điều trị vẫn là khá khó do đây là khu vực nhạy cảm. Tốt nhất người bệnh khi gặp phải bệnh lý này nên thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Các bạn không nên tự ý chữa trị bệnh bằng bất cứ phương pháp nào để tránh gặp các biến chứng nguy hại cho sức khỏe.
Trên đây Bacsytuvan đã giúp các bạn nắm rõ được các thông tin về bệnh sùi mào gà ở lưỡi. Mong rằng với những chia sẻ này, bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể tự nhận biết được các dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở lưỡi và áp dụng các cách chữa trị hiệu quả, bảo vệ tốt cho sức khỏe bản thân.