Rối loạn nội tiết tố là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Rối loạn nội tiết tố là một vấn đề thường gặp ở các chị em phụ nữ thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên phần lớn các chị em thường không biết rối loạn nội tiết tố bắt nguồn từ nguyên nhân nào và cách khắc phục ra sao. Điều này khiến họ phải đối mặt với nhiều sự thay đổi bất thường trên cơ thể, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Rối loạn nội tiết tố là gì?

Rối loạn nội tiết tố

Trong cơ thể của chúng ta luôn tồn tại một hệ thống nội tiết tố. Chúng có nhiệm vụ tiết ra các hormone nội tiết nữ hoặc nam. Đồng thời, phối kết hợp với hệ thần kinh nhằm chuyển hóa các chức năng sinh lý của cơ thể.

Ngoài ra, nội tiết tố hoạt động bình thường các hormone này sẽ giúp cân bằng sự trao đổi chất của cơ thể và chức năng sinh lý của con người. Tuy nhiên, nếu vì bất kỳ một nguyên nhân nào gây mất cân bằng thì nội tiết sẽ bị phá vỡ. Chẳng hạn như quá ít hoặc thừa một số hormone, sẽ dẫn đến sự rối loạn nội tiết.

Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố nữ

Các chuyên gia y tế cho biêt, nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn nội tiết tố nữ là do sự mất cân bằng của 2 loại hormone là progesterone và estrogen. Chỉ cần có sự thay đổi nhỏ của 2 loại hormone này trong cơ thể là sẽ dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng rối loạn nội tiết tố nữ.

Khi cơ thể phụ nữ xảy ra quá trình rụng trứng, có nghĩa là lúc này buồng trứng sẽ không sản xuất ra progesterone làm cho mật độ progesterone có dấu hiệu suy giảm và nồng độ estrogen bắt đầu tăng.

Ngoài ra, rối loạn nội tiết tố nữ còn có nguyên nhân bởi các yếu tố sau:

  • Sử dụng thuốc tránh thai: Trong thành phần của thuốc tránh thai có chứa estrogen tổng hợp, vì vậy khi uống loại thuốc này mật độ estrogen tăng cao và giảm progesterone làm rối loạn và gây mất cân bằng 2 loại hormone này.
  • Do tâm lý: Stress, căng thẳng kéo dài cũng làm mất cân bằng hormone trong cơ thể, trong đó có estrogen. Hậu quả, những phụ nữ thường gặp tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ gây ra tăng cân, chóng mặt, khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục…
  • Ngủ không đủ giấc: Khoa học đã chứng minh khi phụ nữ ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến 10 loại hormone, trong đó có 2 loại hormone quan trọng là estrogen và testosterone. Bởi vậy, tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, sức khỏe tim mạch và khả năng sinh sản.
  • Tiếp xúc với môi trường độc hại: Theo nghiên cứu gần đây cho thấy khi phụ nữ tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại sẽ có chu kỳ kinh dài hơn bình thường. Điều này có nghĩa là lượng nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn.
  • Ăn kiêng khem quá mức: Nhiều chị em muốn có một vóc dáng thon gọn thường áp dụng chế độ ăn kiêng. Và hầu như trong tất cả các khẩu phần ăn kiêng đều có một lưu ý là cần loại bỏ chất béo ra khỏi khẩu phần ăn của mình. Đây là vấn đề vô cùng nghiêm trọng đối với việc sản xuất ra estrogen bởi vì khi chất béo của cơ thể dưới 22% thì sẽ kích hoạt vùng dưới đồi và tuyến yên gửi tín hiệu đến buồng trứng, yêu cầu ngừng sản xuất estrogen.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng rối loạn nội tiết tố

Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố

Khi tình trạng rối loạn nội tiết tố xảy ra, cơ thể người phụ nữ sẽ xuất hiện những triệu chứng nhận biết khá rõ rêt, bao gồm:

  • Kinh nguyệt thất thường, lượng kinh nguyệt không đều, đau bụng trong kỳ kinh nhiều.
  • Tính tình nóng nảy, dễ cáu gắt, tâm trạng thay đổi thất thường
  • Sắc tố da thay đổi: nám, sạm, nổi mụn…
  • Người lên cân bất thường mặc dù ăn không nhiều
  • Tóc khô, dễ gãy rụng, bạc sớm so với tuổi
  • Móng tay, chân dễ gãy, thậm chí ở một số phụ nữ còn có trường hợp rậm lông do thay đổi nội tiết tố nữ.

Các phương pháp điều trị rối loạn nội tiết tố nữ

Việc cân bằng nội tiết tố ở nữ giới thường dựa trên việc ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung nhiều thực phẩm giàu estrogen. Đây không chỉ là việc mà những nữ giới đã bị giảm estrogen cần làm, mà phụ nữ có sức khoẻ bình thường cũng nên áp dụng.

Theo các chuyên gia, các chị em phụ nữ nên thiết lập một số thói quen dưới đây để giúp buồng trứng khoẻ mạnh, sản sinh estrogen đều đặn:

  • Để giải tỏa căng thẳng, giảm stress bạn nên tập yoga, tập thiền, đi du lịch, mua sắm hay xem phim…
  • Nên hạn chế sử dụng điện thoại, các thiết bị thông minh, xem tivi để tinh thần được thoải mái.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ, ăn ít chất béo (khoảng 10-20g mỗi ngày).
  • Bổ sung các thực phẩm giàu estrogen như: sữa đậu này, tỏi, bưởi, mè đen…
  • Nên tập thể dục mỗi ngày từ 30 – 45 phút mỗi ngày.
  • Tốt nhất không nên sử dụng các loại estrogen tổng hợp. Bởi những loại estrogen tổng hợp rất dễ gây thừa hoặc sốc estrogen. Ngoài ram estrogen này còn gây tăng ham muốn tình dục, sử dụng lâu ngày có thể gây bệnh tim mạch, ưng thư…Estrogen này có thể gây tăng ham muốn tình dục, dùng lâu ngày có thể gây bệnh tim mạch, ung thư buồng trứng, tử cung…
  • Nên bổ sung các loại nội tiết tố có nguồn gốc từ thực vật hay thảo dược. Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều loại thực phẩm chức năng có khả năng bổ sung lượng nội tiết tố nữ trong cơ thể. Đây là một cách điều trị rối loạn tiết tố nữ đã được nhiều người lựa chọn sử dụng và mang lại hiệu quả cao.

Phòng ngừa bệnh Rối loạn nội tiết tố

Nên phòng tránh rối loạn nội tiết tố như thế nào
  • Thường xuyên tập thể dục với những bài tập nhẹ nhàng: như đi bộ, chạy bộ hay tập yoga….
  • Thiết lập chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi khoa học. Ăn đúng giờ, đúng bữa, cân đối các loại thịt và rau củ. Đồng thời bổ sung một số vitamin cần thiết cho cơ thể…để quá trình sản xuất nội tiết tố hoạt động tốt hơn.
  • Sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.
  • Nên hạn chế tiếp xúc với những môi trường độc hại, ô nhiễm.
  • Ngủ đủ giấc, hạn chế và tốt nhất nên tránh thức khuya, tránh làm việc quá sức, stress…
  • Nếu sử dụng thuốc cần có sử chỉ định của bác sỹ, không nên lạm dụng các loại thuốc, nhất là thuốc tránh thai.
  • Cần xét nghiệm máu định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời tình trạng rối loạn nội tiết tố.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến tình trạng rối loạn nội tiết tố ở nữ giới. Hi vọng những chia sẻ này đã giúp các chị em hiểu hơn về vấn đề này để từ đó có cách thay đổi lối sống khoa học, lành mạnh, giúp cân bằng nội tiết tố cơ thể, hạn chế thấp nhất các ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe và đời sống.