Mốt số hiện tượng thường gặp khi đặt thuốc phụ khoa
Thuốc đặt phụ khoa là loại thuốc đặt âm đạo, có nhiều tác dụng điều trị các vấn đề ở vùng kín. Khi đặt thuốc phụ khoa chị em thường gặp một số hiện tượng như thuốc không tan, đặt thuốc phụ khoa bị ra bột, đặt thuốc phụ khoa bị ngứa rát vùng kín... Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Nội dung dưới đây sẽ trình bày chi tiết cho bạn một số hiện tượng thường gặp và cách khắc phục.
Tác dụng của thuốc đặt phụ khoa
Trước hết chúng ta cần tìm hiểu tác dụng của thuốc đặt phụ khoa. Thuốc đặt phụ khoa có nhiều loại và và có các công dụng như:
Giúp ngừa thai
Loại thuốc này có chứa chất diệt tinh trùng giúp giết chết tinh trùng để ngăn ngừa khả năng mang thai. Ngoài ra, thuốc được đặt vào âm đạo cũng tạo ra lối chắn không cho tinh trùng bơi qua.
Chữa viêm nhiễm phụ khoa
Tác dụng phổ biến của các loại thuốc đặt phụ khoa là chữa bệnh phụ khoa. Các tác nhân gây viêm nhiễm bao gồm: nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng... Thuốc đặt phụ khoa chứa các loại kháng sinh để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh và điều trị các triệu chứng viêm nhiễm.
Một liệu trình điều trị có thể kéo dài từ từ 7 đến 14 ngày, tùy vào tác nhân gây bệnh và tình trạng bệnh.
Chữa khô âm đạo
Thuốc đặt phụ khoa cũng có tác dụng của chữa khô âm đạo. Thuốc duy trì độ ẩm và độ PH cho âm đạo. Một số loại thuốc chữa khô âm đạo bao gồm:
Viên đặt nội tiết tố: Nó thường được sử dụng thay thế khi nữ giới không áp dụng được liệu pháp hormone.
Thuốc đặt vitamin E: Vitamin E cũng có tác dụng điều trị khô âm đạo và làm giảm tình trạng teo âm đạo ở phụ nữ mãn kinh.
Một số hiện tượng thường gặp sau khi đặt thuốc phụ khoa
Xung quanh việc đặt thuốc phụ khoa có rất nhiều hiện tượng xảy ra như: Đặt thuốc phụ khoa bị ra máu, , bị ngứa rát, ra bột, đặt thuốc không tan…
Mỗi tình trạng này đều có nguyên nhân của nó. Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết điều này trong nội dung tiếp theo sau đây:
1.Đặt thuốc phụ khoa bị ra máu
Đặt thuốc phụ khoa bị chảy máu là hiện tượng khá nhiều chị em gặp phải. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là:
- Đặt thuốc vào thời điểm sắp đến chu kỳ kinh nguyệt
- Móng tay dài làm tổn thương âm đạo và gây ra tình trạng chảy máu.
- Đặt thuốc phụ khoa không đúng cách: Đối với thuốc dạng viên nén, bạn cần làm ẩm viên thuốc trước khi đặt vào âm đạo. Nếu không làm ẩm thuốc rất dễ gây ra hiện tượng đau rát và chảy máu
- Quan hệ tình dục trong thời gian đặt thuốc: Dương vật thâm nhập vào sâu có thể gây tổn thương âm đạo và gây ra tình trạng chảy máu.
- Thuốc gây biến đổi hệ nội tiết và gây rong kinh
- Tổn thương cổ tử cung như viêm lộ tuyến cổ tử cung
- Viêm nhiễm trở nên nặng hơn và gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo
Khi bị chảy máu ,bạn cần xem xét các nguyên nhân gây ra chảy máu. Nếu hiện tượng này kéo dài, nó có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Khi đó, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra.
>>>>>>>>>CHAT ngay với BÁC SĨ GIỎI để được tư vấn: TẠI ĐÂY !
2.Đặt thuốc phụ khoa bị chảy ra ngoài
Đặt thuốc phụ khoa bị chảy ra ngoài thường xảy ra do chị em đặt thuốc sai cách. Ví dụ như:
- Không nghỉ ngơi ngay sau khi đặt thuốc mà vận động ngay khiến thuốc bị chảy ra ngoài.
- Làm ẩm thuốc quá lâu khiến thuốc bị mềm ra và không lưu được trong âm đạo.
Để tránh hiện tượng này, bạn hãy đặt thuốc đúng cách và nghỉ ngơi ít nhất 15 phút sau khi đặt thuốc.
3.Đặt thuốc phụ khoa bị ra bã thuốc
Đây cũng là một hiện tượng thường gặp sau khi đặt thuốc phụ khoa. Thuốc phụ khoa được đặt trong âm đạo sẽ tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Sau đó, chúng sẽ được đào thải ra ngoài cùng với dịch âm đạo. Thuốc sau khi phát huy tác dụng điều trị bệnh sẽ còn lại bã thuốc cũng được đào thải ra ngoài. Do đó đây là hiện tượng rất bình thường khi đặt thuốc phụ khoa.
4.Đặt thuốc phụ khoa bị ra bột
Nguyên nhân gây ra tình trạng đặt thuốc phụ khoa bị ra bột là:
- Thuốc chưa thẩm thấu hết
Thuốc đặt phụ khoa chứa các loại kháng sinh để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Thành âm đạo sẽ hấp thụ vụ các chất này để điều trị viêm nhiễm. Còn lại bã thuốc sẽ được đào thải ra ngoài. Do đó đây là hiện tượng rất bình thường không đáng lo ngại.
- Đặt thuốc không đúng hướng
Đặt thuốc chưa sâu vào âm đạo: Âm đạo của nữ giới dài khoảng 10 cm. Bạn cần đặt thuốc sâu bên trong âm đạo. Tuy nhiên, có nhiều bạn chỉ đặt thuốc ở cửa âm đạo, cách âm đạo tầm 2 đến 3 cm. Khi đó, thuốc d ễ bị rơi ra ngoài.
- Không làm ẩm thuốc
Các loại thuốc phụ khoa dạng viên nén cần được làm ẩm trước khi đặt vào âm đạo, để thuốc tan nhanh và hấp thu hơn. Nếu bạn bỏ qua bước này thuốc sẽ lâu tan và thường bị ra bột.
- Quan hệ tình dục khi đang đặt thuốc
Quan hệ tình dục trong thời gian đặt thuốc khiến dương vật cọ sát vào thuốc và đẩy thuốc ra ngoài nhanh hơn. Đồng thời việc này cũng làm tăng nguy cơ bị trầy xước âm đạo và khiến viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
- Vận động mạnh khi đang đặt thuốc
Không nghỉ ngơi mà có vận động mạnh sau khi đặt thuốc cũng là nguyên nhân khiến thuốc bị rơi ra ngoài và bị ra bột. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bạn nên nằm nghỉ ít nhất 15 phút sau khi đặt thuốc để thuốc được ổn định.
5.Đặt thuốc phụ khoa bị ra nhiều khí hư
Thuốc phụ khoa để điều trị khí hư âm đạo, nhưng lại gây ra tình trạng nhiều khí hư hơn khiến nhiều chị em lo lắng. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là:
Tác dụng phụ của thuốc đặt phụ khoa
Tá dược thoát ra ngoài nhưng chị em hiểu nhầm đó là khí hư
Đặt thuốc không đúng cách khiến thuốc không có tác dụng điều trị viêm nhiễm. Khi đó, viêm nhiễm ngày càng nặng hơn và khiến khí hư ra nhiều hơn. Tùy từng bệnh lý mà khí hư có thể có mùi hôi tanh và thay đổi về màu sắc.
6.Đặt thuốc âm đạo bị ngứa rát
Đặt thuốc âm đạo bị ngứa rát cũng là hiện tượng thường gặp ở nhiều chị em. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là:
- Tác dụng phụ của thuốc đặt phụ khoa: Một số loại thuốc có thể gây kích ứng, ngứa rát, thậm chí đau đầu, buồn nôn và chóng mặt. Tuy nhiên tình trạng này không quá nghiêm trọng và cũng không kéo dài.
- Dị ứng của các thành phần của thuốc: Ngứa rát là một triệu chứng dị ứng với thuốc. Các triệu chứng của dị ứng có thể bao gồm: ngứa, nóng rát âm đạo, thậm chí nổi mẩn toàn thân. Khi bị dị ứng, bạn nên ngưng sử dụng thuốc và thông báo với bác sĩ.
- Không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi đặt thuốc: Việc đặt thuốc có thể vô tình đưa vi khuẩn xâm nhập vào bên trong âm đạo và gây ra viêm nhiễm.
7.Đặt thuốc phụ khoa không tan
Thuốc phụ khoa có nhiều loại bao gồm viên nang mềm và viên nang cứng. Khi đặt thuốc viên nang cứng, chị em thường gặp hiện tượng thuốc không tan.
Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này là chị em không làm ẩm thuốc trước khi đặt. Điều này không chỉ khiến thuốc không tan mà còn gây đau rát âm đạo. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy nhúng thuốc vào nước khoảng 30 giây để thuốc mềm, sau đó mới đặt vào âm đạo.
Tuy nhiên bạn cũng không nên làm ẩm thuốc quá lâu vì sẽ gây khó khăn cho việc đặt thuốc vào âm đạo. Và điều này cũng khiến thuốc dễ bị rơi ra ngoài.
8.Đang đặt thuốc thì có kinh phải làm sao?
Nhiều chị em đang đặt thuốc phụ khoa để điều trị viêm nhiễm thì có kinh. Vậy phải xử lý như thế nào trong trường hợp này?
Theo các bác sĩ, thời gian hành kinh không thích hợp để đặt thuốc phụ khoa. Máu kinh chảy ra ngoài sẽ khiến thuốc bị trôi ra và không có tác dụng điều trị bệnh. Việc đặt thuốc sẽ gây tắc nghẽn kinh nguyệt và càng khiến cho các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh hơn.
Do đó, nếu có kinh trong thời gian đặt thuốc, bạn hãy ngưng đặt thuốc đến khi sạch kinh thì tiếp tục. Việc ngưng đặt thuốc có thể ảnh hưởng đến liệu trình điều trị. Do đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ để có liệu trình điều trị hợp lý hơn.
=> Bác sĩ đang ONLINE, chat ngay TẠI ĐÂY để được tư vấn luôn!!!!!!!!
Hướng dẫn đặt thuốc đúng cách
Đặt thuốc phụ khoa đúng cách là bước đầu tiên và quan trọng để thuốc phát huy hiệu quả điều trị viêm nhiễm. Dưới đây là hướng dẫn đặt thuốc phụ khoa đúng cách cho bạn:
Bước 1:
Kiểm tra xem thuốc phụ khoa là thuốc viên mềm hay viên cứng. Nếu thuốc là dạng viên mềm thì bạn có thể đặt trực tiếp vào âm đạo. Còn thuốc là dạng viên cứng, bạn cần nhớ nhúng thuốc trong nước khoảng 20 đến 30 giây để thuốc tan ra và dễ đặt vào âm đạo.
Bước 2:
Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi đặt thuốc, để tránh mang vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo. Đồng thời, bạn cũng nên cắt móng tay sạch sẽ để tránh làm xước và tổn thương cho vùng kín. Nếu không muốn sử dụng tay, bạn cũng có thể dùng dụng cụ để đặt thuốc.
Bước 3:
Lựa chọn tư thế phù hợp để đặt thuốc vào trong âm đạo sâu nhất. Bạn có thể ngồi xổm, nằm co chân hay bất cứ tư thế nào bạn cảm thấy thoải mái nhất.
Bước 4:
Sau khi đặt thuốc, bạn nên nghỉ 20 đến 30 phút để thuốc ổn định và không bị chảy ra ngoài.
Những lưu ý khi đặt thuốc phát huy tác dụng tốt nhất
Để thuốc đặt phụ khoa phát huy tác dụng điều trị bệnh tốt nhất, bạn nên lưu ý một số điều sau:
- Đặt thuốc vào buổi tối tối trước khi đi ngủ để để tránh thuốc bị rơi ra ngoài
- Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ trong thời gian đặt thuốc
- Kiêng quan hệ tình dục
- Đặt thuốc theo đúng liệu trình của bác sĩ
- Đặt thuốc đúng cách vào sâu âm đạo nhất có thể
- Thông báo với bác sĩ, nếu có các triệu chứng bệnh thường hàng sau khi đặt thuốc
Trên đây là một số hiện tượng thường gặp sau khi đặt thuốc phụ khoa. Trong đó có những biểu hiện bình thường nhưng cũng có khi do bạn đặt thuốc không đúng cách khiên thuốc không phát huy hết tác dụng điều trị. Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về việc điều trị viêm phụ khoa bằng đặt thuốc và biết cách đặt thuốc đúng cách.