Chậm kinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa hiệu quả nhất

Chậm kinh là một trong những dấu hiệu kinh nguyệt bất thường ở nữ giới, khiến nhiều chị em lo lắng. Nguyên nhân vì sao chị em lại bị chậm kinh? Dấu hiệu chậm kinh như thế nào? Cách chữa trị hiệu quả chứng chậm kinh là gì? Nếu bạn thắc mắc những điều này, có thể tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Chậm kinh là gì?

Chậm kinh là một trong những dấu hiệu kinh nguyệt thất thường phổ biến, khiến kinh nguyệt đến muộn hơn bình thường. Một chu kỳ kinh nguyệt thông thường kéo dài từ 28 đến 32 ngày. Nhưng nếu bạn đã quá 35 ngày kể từ chu kỳ kinh nguyệt trước đó mà vẫn chưa thấy hành kinh thì bạn đã bị chậm kinh.

Chậm kinh là tình trạng thường thấy ở chị em phụ nữ. Chậm kinh nhiều lần liên tiếp có thể cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Do đó việc tìm ra nguyên nhân khiến bạn chậm kinh để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp là rất quan trọng.

Dấu hiệu chậm kinh là gì?

Dấu hiệu rõ ràng nhất của hiện tượng chậm kinh chính là kinh nguyệt đến muộn hơn bình thường từ 5 ngày trở lên. Ngoài ra, người bị chậm kinh còn xuất hiện những triệu chứng khác đi kèm như:

  • Đầu núm vú rỉ sữa.
  • Đau đầu, đau xương chậu.
  • Rụng tóc, mọc nhiều lông ở mặt, xuất hiện mụn trứng cá.

Khi thấy có dấu hiệu chậm kinh, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để xác định nguyên nhân.

Chậm kinh do mang thai

Mang thai là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất, thường được nghĩ tới đầu tiên khi phụ nữ bị chậm kinh.

Bình thường trong một chu kỳ kinh, niêm mạc tử cung sẽ dày lên để chuẩn bị môi trường cho trứng thụ tinh đến làm tổ. Nhưng nếu quá trình thụ thai không xảy ra, trứng thụ tinh không đến làm tổ thì lớp niêm mạc tử cung kia sẽ bị đẩy ra ngoài, gây ra hiện tượng kinh nguyệt. Sự co bóp của tử cung đẩy niêm mạc tử cung ra ngoài khiến bạn đau bụng khi tới kỳ hành kinh. Khi chu kỳ kinh nguyệt mới bắt đầu, nếu bạn vẫn không thụ tinh, hiện tượng hành kinh sẽ tiếp tục xảy ra.

Nhưng khi bạn mang thai, trứng được thụ tinh đến làm tổ tại tử cung, niêm mạc tử cung không bong ra và bị đẩy ra ngoài nữa. Lúc này nó có nhiệm vụ nuôi dưỡng, đem chất dinh dưỡng đến cho thai nhi. Do đó hiện tượng hành kinh không xảy ra trong suốt quãng thời gian bạn mang thai.

Vì lý do trên, chậm kinh có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã mang thai. Tuy nhiên để xác định chắc chắn hơn, bạn cần đến cơ sở y tế kiểm tra hoặc sử dụng que thử thai tại nhà.

Chậm kinh do nguyên nhân bệnh lý

Những căn bệnh dẫn đến tình trạng chậm kinh của chị em phụ nữ gồm:

Các bệnh lý phụ khoa

Nhiều bệnh lý phụ khoa dẫn đến chậm kinh ở nữ giới. Các bệnh đó gồm u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng, dính buồng tử cung, hội chứng đa nang buồng trứng…

Những bệnh lý này gây ra các triệu chứng bất thường ở vùng kín. Có thể kể đến như:

  • Vùng kín sưng đau, nóng đỏ, gây ngứa ngáy và khó chịu.
  • Khí hư tiết ra bất thường, có mùi hôi, màu lạ và trạng thái không tự nhiên.
  • Luôn buồn tiểu, nhưng khi đi tiểu chỉ tiểu nhỏ giọt, tiểu đau buốt rát.
  • Đau khi quan hệ tình dục, một số trường hợp chảy máu khi quan hệ.
  • Xuất huyết âm đạo bất thường.
  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ

Mất cân bằng nội tiết tố

Mất cân bằng nội tiết tố là tình trạng không bình thường trong cơ thể, liên quan đến các bệnh lý ảnh hưởng đến hàm lượng hormone estrogen. Các bệnh ở tuyến yên, buồng trứng là bệnh lý trực tiếp nhất gây mất cân bằng nội tiết tố.

Bên cạnh đó, khi cơ thể bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, mang thai và cho con bú, hệ thống nội tiết của bạn cũng có thể tạm thời mất cân bằng.

Các bệnh lý khác

Bệnh tuyến giáp cũng có thể dẫn đến tình trạng chậm kinh ở nữ giới. Điều này là do hormone tuyến giáp tham gia vào rất nhiều hoạt động của cơ thể, trong đó có rụng trứng và hành kinh hàng tháng. Với bất kỳ vấn đề nào của tuyến giáp, chu kỳ kinh nguyệt của bạn đều có nguy cơ bị ảnh hưởng. Lúc này bạn dễ bị chậm kinh kèm theo triệu chứng đau bụng dưới.

Chậm kinh do bệnh lý có thể dẫn đến những vấn đề trầm trọng hơn nếu không được điều trị dứt điểm. Do đó bạn nên tới cơ sở y tế thăm khám, tránh chủ quan với bệnh.

Chậm kinh do những nguyên nhân khác

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ chậm kinh ở nữ giới bao gồm:

Tác dụng phụ của thuốc

Một số thuốc thường gây ra tác dụng phụ như chậm kinh, đau bụng dưới… Chúng bao gồm:

  • Thuốc an thần.
  • Thuốc chống trầm cảm.
  • Thuốc phá thai.
  • Thuốc tránh thai.

Với những loại thuốc này, bạn chỉ nên sử dụng khi được bác sĩ chỉ định. Khi dùng thuốc bạn cũng cần dùng đúng liều, tránh lạm dụng vì có thể gây ra những tác dụng phụ cho cơ thể.

Sử dụng chất kích thích

Các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia… đều có tác động không tốt đến sự cân bằng hormone trong cơ thể. Hệ quả là chúng khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của bạn trở nên thất thường, không ổn định. Nicotin trong thuốc lá còn tác động không tốt đến lớp niêm mạc thành tử cung của bạn, do đó ảnh hưởng đến khả năng mang thai.

Do đó bạn hãy cân nhắc khi sử dụng chất kích thích, thuốc lá, đồ uống có cồn… để bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình.

Cân nặng tăng đột ngột

Cân nặng là yếu tố liên quan mật thiết đến chu kỳ kinh nguyệt và sức khỏe sinh sản của chị em. Khi bạn giảm cân đột ngột, sự thiếu hụt năng lượng ăn vào cơ thể khiến vùng dưới đồi bị ảnh hưởng. Đây là cơ quan điều khiển, điều hòa nhiều hoạt động trong cơ thể, trong đó có hoạt động của tử cung và chu kỳ kinh. Lúc này estrogen trong cơ thể suy giảm khiến bạn xuất hiện triệu chứng chậm kinh. Nếu giảm cân nhanh trong thời gian quá ngắn, bạn còn có thể bị tắt kinh.

Tăng cân đột ngột

Tăng cân nhanh đột ngột khiến cơ thể sản xinh một lượng estrogen lớn tới mức dư thừa trong thời gian ngắn. Do đó, lớp niêm mạc tử cung bị kích thích, phát triển mạnh và trở nên thiếu ổn định. Do đó, bạn nên cố gắng giảm vài cân để điều hòa lại chu kỳ kinh nguyệt.

Tâm lý không ổn định

Phụ nữ thường xuyên căng thẳng, phải chịu áp lực từ công việc và cuộc sống hàng ngày dẫn tới tâm lý không ổn định cũng dễ bị chậm kinh. Nhiều trường hợp còn tiến triển thành vô kinh. Điều này là do tình trạng tâm lý của bạn ảnh hưởng tới vùng dưới đồi, khu vực liên hệ trực tiếp đến quá trình sản sinh hormone tham gia vào chu kỳ kinh. Nó khiến trứng rụng chậm hơn bình thường và gây ra tình trạng trễ kinh.

Vận động quá sức

Tập thể dục thể thao có thể giúp bạn khỏe mạnh và cơ thể săn chắc, thon gọn hơn. Tuy nhiên nếu bạn lạm dụng thể dục thể thao, lượng calo bổ sung vào cơ thể không đủ thì lượng estrogen sẽ không được sản xuất đầy đủ. Lúc này chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ không giữ được như bình thường. Đó là lý do các vận động viên là những người dễ gặp phải nguy cơ vô sinh, hiếm muộn. Do đó, bạn không nên luyện tập thể dục thể thao quá sức, bổ sung calo đầy đủ sau khi tập để đảm bảo đưa chu kỳ kinh trở lại bình thường.

Cách chữa chậm kinh phổ biến hiện nay

Trước khi điều trị chậm kinh, bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện một số xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân gây chậm kinh của bạn. Ví dụ như các xét nghiệm:

  • Thử thai.
  • Kiểm tra chức năng tuyến giáp.
  • Kiểm tra chức năng buồng trứng.
  • Xét nghiệm prolactin.
  • Xét nghiệm nội tiết tố nam.
  • Siêu âm, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính các cơ quan hệ sinh dục.

Sau khi xác định được nguyên nhân khiến bạn chậm kinh, bác sĩ mới đưa ra phương án điều trị thích hợp.

Chữa trị chậm kinh bằng thuốc tây y

Thuốc tây y thường được sử dụng để điều trị những tình trạng chậm kinh dạng nhẹ. Các loại thuốc được sử dụng như:

  • Thuốc kháng sinh, kháng viêm để điều trị viêm nhiễm phụ khoa.
  • Thuốc nội tiết tố để chữa trị cho các trường hợp chậm kinh do mất cân bằng hormone sinh dục trong cơ thể.
  • Thuốc thúc đẩy tuần hoàn máu.

Thuốc tây y có tác dụng nhanh chóng, tuy nhiên chúng thường có tác dụng phụ và dễ gây nhờn thuốc nếu sử dụng lâu dài. Do đó bạn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng xấu diễn ra.

Chữa trị chậm kinh bằng thuốc đông y

Thuốc đông y là thảo dược từ thiên nhiên, an toàn và lành tính khi sử dụng. Chúng cũng có tác dụng lâu dài vì đi vào giải quyết căn nguyên, gốc rễ của bệnh. Trong các y thư cổ, có rất nhiều cây thuốc và bài thuốc hay có thể điều trị tốt tình trạng chậm kinh. Chúng có vai trò hóa ứ, hoạt huyết, thanh nhiệt khứ trệ, giúp lục phủ ngũ tạng cải thiện chức năng, nâng cao sức đề kháng… Tuy nhiên khi dùng thuốc đông y bạn cần kiên nhẫn sử dụng lâu dài.

Để điều trị chậm kinh bằng thuốc đông y, bạn cần có sự chỉ định của thầy thuốc, tránh tự ý sử dụng vì có thể gây ra sai sót. Hiện nay bạn cũng có thể tới các cơ sở y tế nghiên cứu và áp dụng cả thuốc đông y, thuốc tây y trong điều trị chứng chậm kinh và rối loạn kinh nguyệt.

Điều trị chậm kinh bằng phương pháp ngoại khoa

Kỹ thuật điều trị sóng ngắn, kỹ thuật điều trị bằng sóng cao tần RFA, kỹ thuật điều trị bằng tia hồng ngoại… là những phương pháp ngoại khoa hiện đại. Chúng được áp dụng cho các trường hợp chậm kinh do các bệnh lý phụ khoa mức độ nặng, đã có biến chứng. Các phương pháp này đều sử dụng máy móc kỹ thuật hiện đại và có nhiều ưu điểm so với phương pháp truyền thống.

Qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về chậm kinh và những vấn đề xung quanh hiện tượng này. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn đưa ra những quyết định phù hợp trong việc điều trị chậm kinh một cách hiệu quả.