Có nên thực hiện cắt bao quy đầu cho trẻ nhỏ không?
Tiểu phẫu cắt bao quy đầu được dùng để chữa các chứng bệnh về bao quy đầu. Nó thường được áp dụng ở người lớn nhưng cũng có khi áp dụng cho trẻ em. Nhưng có nên thực hiện cắt bao quy đầu cho trẻ nhỏ không? Nếu có, thì độ tuổi thích hợp cho bé cắt bao quy đầu là bao nhiêu? Rất nhiều phụ huynh có chung những thắc mắc này. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tập trung làm rõ!
Cắt bao quy đầu là gì?
Cắt bao quy đầu là một thủ thuật nhỏ thực hiện trên dương vật nhằm loại bỏ phần da thừa ở bao quy đầu. Thủ thuật này có tác dụng giúp cho nam giới điều trị các chứng hẹp, dài, nghẹt bao quy đầu. Nó khiến bạn vệ sinh vùng kín dễ dàng hơn, cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Đối với trẻ em, nó giúp cho dương vật phát triển bình thường, không bị cong vênh hay hạn chế về mặt kích thước.
Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ?
Trẻ em cũng thường bị hẹp hoặc dài bao quy đầu như người lớn ngay từ khi sinh ra. Ở đa số trẻ khi lớn lên, bao quy đầu có thể tự tụt xuống tự nhiên, để lộ ra phần quy đầu. Nhưng có nhiều trường hợp ở trẻ nhỏ, bao quy đầu không tự lột xuống được. Lúc này bé dễ bị mắc viêm nhiễm ở dương vật. Không những thế dương vật bé còn không phát triển được như bình thường, và dễ gây nguy cơ vô sinh, thậm chí là ung thư sau này. Chính vì lý do đó, nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng, không biết có nên cắt bao quy đầu cho con không.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, vì một vài lý do, không phải lúc nào cũng nên thực hiện cắt bao quy đầu cho trẻ. Tốt nhất khi thấy bé có các triệu chứng viêm nhiễm, hẹp hoặc dài bao quy đầu mà khi lớn lên vẫn không hết, cha mẹ hãy cho bé đến cơ sở y tế. Lúc này bác sĩ sẽ cho bé dùng thuốc bôi để điều trị trước. Nếu không có tiến triển, bác sĩ mới tư vấn cho bé thực hiện tiểu phẫu cắt bao quy đầu.
Trẻ mấy tuổi có thể thực hiện cắt bao quy đầu?
Như đã nói ở trên, không phải trẻ nào cũng nên thực hiện cắt bao quy đầu, điều này phụ thuộc vào độ tuổi của bé.
Ở độ tuổi sơ sinh cho tới 2 – 4 tuổi, cơ quan sinh dục của bé chưa phát triển đầy đủ, dương vật còn rất non nớt nên việc cắt bao quy đầu dễ làm bé tổn thương. Hơn nữa qua thời gian, bao quy đầu của bé vẫn có khả năng tự lộn xuống được một cách tự nhiên. Do đó bác sĩ sẽ không chỉ định cắt bao quy đầu cho bé ở độ tuổi này.
Đối với những bé ở độ tuổi từ 4 đến 8 tuổi, nếu mắc dài, hẹp bao quy đầu, đầu tiên bác sĩ sẽ hướng dẫn cho cha mẹ giúp bé lột bao quy đầu bằng tay. Quy trình này có thể sử dụng thuốc để hỗ trợ, dưới sự hướng dẫn và theo dõi sát sao của bác sĩ. Nếu phương pháp này không hiệu quả, bác sĩ mới thực hiện cắt bao quy đầu cho trẻ.
Cắt bao quy đầu cho trẻ khi nào?
Tại các cơ sở y tế, bác sĩ thường chỉ chỉ định cắt bao quy đầu cho trẻ khi:
- Trẻ mắc bệnh lý hẹp hoặc dài bao quy đầu.
- Trẻ bị viêm bao quy đầu mức độ nặng, tái đi tái lại nhiều lần, trước đó điều trị đều thất bại.
- Trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát do hẹp bao quy đầu.
- Trẻ bị nghẹt bao quy đầu và có nguy cơ hoại tử.
- Trẻ từ 7 – 8 tuổi trở lên.
Theo các chuyên gia, 7 – 8 tuổi là thời điểm thích hợp nhất cho trẻ cắt bao quy đầu. Điều này là do đây là độ tuổi trẻ đã ý thức được bệnh và chủ động chăm sóc vệ sinh được cho dương vật. Bé cũng chủ động hơn trong việc tránh những chấn thương cơ học xảy đến với dương vật.
Các bé trai tuổi dậy thì hoặc nam giới trưởng thành vẫn có thể cắt bao quy đầu khi có nhu cầu. Điều này giúp bạn điều trị các chứng dài, hẹp, nghẹt bao quy đầu và trở nên bản lĩnh, tự tin hơn khi quan hệ phòng the.
Nên thực hiện cắt bao quy đầu cho trẻ ở đâu?
Cắt bao quy đầu là tiểu phẫu không khó, nhưng cần đảm bảo an toàn khi thực hiện. Do đó bạn cần lựa chọn những cơ sở y tế có nhiều bác sĩ giỏi, có trang bị cơ sở vật chất tốt và phòng thủ thuật vô trùng. Tại những địa chỉ này, việc cắt bao quy đầu được thực hiện đúng quy định, đúng quy trình của Sở Y tế đưa ra, do đó có thể hạn chế tối đa những biến chứng phát sinh. Theo đó, những cơ sở bạn có thể lựa chọn là các bệnh viện công lập hoặc cơ sở khám chữa tư nhân được cấp phép hoạt động, có trang thiết bị và dịch vụ nổi trội.
Một điều cha mẹ cần lưu tâm nữa là phương pháp cắt bao quy đầu được sử dụng tại cơ sở y tế đó. Phương pháp phẫu thuật truyền thống thường có nhiều nhược điểm. Trong khi đó, những phương pháp cắt bao quy đầu hạn chế xâm lấn được sử dụng hiện nay mang lại nhiều ưu thế hơn. Trong số đó, một trong những phương pháp được đánh giá cao nhất là công nghệ cắt bao quy đầu thế hệ mới. Khi sử dụng công nghệ này, vết cắt sẽ trở nên láng mịn, ít gây đau đớn, hạn chế chảy máu và không để lại sẹo. Thời gian thực hiện tiểu phẫu bằng công nghệ này chỉ mất từ 15 – 20 phút. Sau khi thực hiện tiểu phẫu, vết thương của bé có thể phục hồi nhanh chóng.
Chăm sóc vết thương cho bé sau khi cắt bao quy đầu
Cha mẹ cần lưu ý những điều sau để giúp bé phục hồi tốt hơn sau khi cắt bao quy đầu:
Thay tã, thay gạc thường xuyên
Cha mẹ cần chú ý thay tã và gạc thường xuyên khi thấy bé tiểu tiện, đại tiện dính vào tã và gạc, hoặc khi vệ sinh hàng ngày cho bé. Điều này đảm bảo vết cắt của bé không bị nhiễm trùng. Khi thay cần nhẹ nhàng để tránh đụng chạm vào vết thương của bé.
Lưu ý khi tắm cho bé
Bạn cần tắm cho bé một cách nhẹ nhàng, rửa dương vật bằng nước ấm và không được để xà phòng dính vào “cậu nhỏ” của bé để tránh kích ứng da. Khi vết thương của bé đã lành, nếu muốn dùng xà phòng, bạn chỉ nên dùng loại có xuất xứ từ thiên nhiên và không gây kích ứng cho bé.
Lưu ý miếng sáp mỡ
Sau khi cắt bao quy đầu, bé được đặt 1 miếng sáp mỡ phía trên đầu dương vật để bảo vệ quy đầu. Khi cho bé vệ sinh, bạn hãy chú ý tránh làm rơi miếng sáp đó.
Chú ý các dấu hiệu bất thường
Bạn hãy chú ý đến dấu hiệu vết thương sưng đỏ, tấy, chảy máu… của bé. Nếu tình trạng này không thuyên giảm mà nặng hơn sau nhiều ngày, thậm chí có mủ vàng thì có thể bé đã bị nhiễm trùng. Lúc này bạn cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế để điều trị.
Qua bài viết trên, bạn đã tự trả lời được cho mình câu hỏi có nên thực hiện cắt bao quy đầu cho trẻ nhỏ không? Qua đó bạn sẽ có những quyết định phù hợp khi thấy bao quy đầu của bé bị viêm, hoặc dài/hẹp bao quy đầu.