[Tiết lộ] Cách chữa viêm đường tiết niệu đơn giản tại nhà
Bệnh viêm đường tiết niệu có thể gặp ở cả nam và nữ giới. Những triệu chứng của bệnh khiến bệnh vô cùng khó chịu. Nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, thay vì đến các cơ sở y tế chuyên khoa, người bệnh thường tự tìm cách để chữa tại nhà. Vậy cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà như thế nào? Có hiệu quả hay không. Cùng giải đáp những vấn đề này qua bài viết sau.
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu?

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm tại đường tiết niệu. Bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ bài tiết của người bệnh.
Một số tác nhân gây ra viêm đường tiết niệu như sau:
- Do vi khuẩn E.coli: Trong đường ruột của chúng ta luôn tồn tại vi khuẩn E.coli. Trường hợp vùng kín không được được vệ sinh sạch sẽ hay không được đảm bảo, E.coli sẽ lây lan từ hậu môn sang vùng kín và gây ra tình trạng viêm đường tiết niệu.
- Do chấn thương: Đối với nam giới, khi “cậu nhỏ” bị chấn thương do quan hệ tình dục thô bạo, thủ dâm quá mức hay do cọ sát vào quấn áo. Có thể gây kích thích niệu đạo, dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Do thói quen nhịn tiểu: Đối với những người có thói quen nhịn tiểu quá lâu, sẽ khiến bàng quang bị ứ đọng, không còn sức chứa nước tiểu. Điều này có thể gây ra viêm đường tiết niệu:
- Do di truyền: Nhiều người mắc viêm đường tiết niệu do gen di truyền, den chỉ huy của hệ thống tiết niệu bị lỗi.
- Do các bệnh lý nam khoa, phụ khoa: Nữ giới mắc viêm âm đạo, viêm cổ tử cung…Nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt, niệu đạo hẹp hay mắc các bệnh sỏi thận, bệnh lây qua đường tình dục như lậu, sùi mào gà, giang mai…đều là những nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu.
- Do kích ứng: Người bệnh bị dị ứng với xà phòng, sữa tắm, bao cao su hay chất bôi trơn…có thể gây kích ứng ở “cô bé” hoặc “cậu nhỏ” dẫn đến viêm nhiễm đường tiết niệu.
Theo đó, việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp xác định được các tác nhân gây viêm nhiễm. Từ đó, bác sỹ đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả.
Khi bị viêm đường tiết niệu, người bệnh thường có triệu chứng tiểu nhiều, nước tiểu đổi màu, tiểu buốt, thậm chí có lẫn máu trong nước tiểu. Ngoài ra còn gây đau bụng dưới âm ỉ hoặc dữ dội, mức độ đau càng tăng cao khi quan hệ tình dục. Cơn đau có thể lan sang đau lưng, hông, kèm theo ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi, chán ăn.
Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà
Ngoài phương pháp điều trị dùng kháng sinh, nhưng nếu lạm dụng có thể gây tác dụng phụ, dễ bị tái phát nặng hơn dẫn đến càng khó điều trị.
Do đó, người bệnh có thể áp dụng 10 cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà, vừa đơn giản, mang lại hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn.
Bao gồm:
1. Nước lô hội

Lô hội hay được gọi là cây nha đam có tính sát khuẩn cao. Do đó, chúng được dùng nhiều trong điều trị sát trùng, thanh nhiệt, thông tiểu, mang lại hiệu quả cao trong điều trị viêm đường tiết niệu. Mỗi ngày người bệnh chỉ cần uống 2 lần nước lô hội là có thể giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
2. Nước rau mùi tây
Trong mùi tây có chất Apiozit có tác dụng lợi tiểu, hàm lượng acid béo Omega 3 và 6 có tác dụng chống lại các loại viêm nhiễm, còn vitamin A, B, C, Kali, Natri giúp làm sạch thận, đẩy độc tố ra ngoài qua đường tiểu.
Vì vậy, nước rau mùi tây được coi là 1 trong 10 bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu tại nhà đơn giản. Bạn chỉ cần lấy vài lá mùi tây, đun sôi với nước và chắt nước uống hàng ngày.
3. Lá chè xanh
Chè xanh có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể và lợi tiểu. Do đó, sử dụng lá chè xanh trong điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà được nhiều người áp dụng.
Ngoài ra, đun nước lá chè xanh với nước uống hàng ngày cũng có thể mang lại hiệu quả cao.

4. Giấm táo
Giấm táo có nhiều enzym, kali và khoáng chất có thể giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Giấm táo được coi là “kháng sinh” tự nhiên an toàn, hiệu quả.
Người bệnh có thể uống giấm táo và mật ong hàng ngày hoặc rửa niệu đạo bằng giấm táo pha với nước.
5. Tỏi
Như chúng ta đã biết, tỏi rất tốt trong điều trị các bệnh viêm nhiễm, chiết xuất từ tỏi có tác dụng chống lại vi khuẩn gây bệnh.
Đơn giản là các bạn có thể ăn 3-4 nhánh tỏi hàng ngày hoặc sử dụng trong chế biến món ăn.

6. Râu ngô
Râu ngô là được đánh giá là nhóm thảo dược rất tốt dùng để điều trị viêm đường tiết niệu trong đông y. Một trong 10 bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu tại nhà là sử dụng râu ngô, sắc thành nước uống trước bữa ăn 3-4 giờ.

7. Mã đề
Trong đông y, cây mã đề được dùng nhiều để điều trị viêm đường tiết niệu, vì loại cây này có tính hàn, vị ngọt, không chứa độc tố, có tác dụng lợi tiểu, thanh phế nhiệt. Người bệnh đun sôi rễ cây mã đề, kim tiền thảo, chạch lan uống thay nước hàng ngày. Kiên trì trong 1 tuần sẽ thấy rõ hiệu quả cải thiện triệu chứng.
8. Kim tiền thảo
Cây kim tiền thảo có tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm. Để hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu, các bạn hãy đun sôi kim tiền thảo với mã đề, kim ngân hoa, bồ công anh, thổ phục linh, sắc thành nước uống khi đói bụng.
9. Ngải cứu
Ngải cứu có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, dùng trong điều trị viêm niệu đạo, viêm thận, viêm bàng quang rất tốt. Người bệnh đun sôi ngải cứu với rễ cỏ tranh, cỏ seo gà, chắt lấy nước hòa với mật ong uống nóng. Uống 2 lần mỗi ngày trước bữa ăn để mang lại hiệu quả cao.
10.Gừng
Gừng là một thảo dược phổ biến, được dùng nhiều trong điều trị viêm nhiễm, cảm cúm, cảm lạnh. Gừng có 1 chất kháng khuẩn gingerols, có tác dụng ức chế sự lây lan của vi khuẩn trong thận, từ đó hỗ trợ điều trị hiệu quả viêm đường tiết niệu.

Trên là cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà sử dụng thảo dược tự nhiên mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, cách chữa tại nhà khá mất thời gian, tác dụng chậm và chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị chứ không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, nấm gây bệnh. Ngược lại, còn khiến tình trạng bệnh diễn biến phức tạp hơn.
Tốt nhất, khi có triệu chứng viêm đường tiết niệu, người bệnh nên đi khám, xét nghiệm, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.