Bệnh lậu lây qua đường nào? Cách phòng tránh bệnh

Lậu là bệnh xã hội gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe của cả nam và nữ giới. Nó khiến cả nam và nữ giới có nguy cơ vô sinh, nguy cơ mang thai ngoài tử cung, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra nếu không điều trị kịp thời, bệnh lậu có thể lan vào máu và gây ra nhiễm trùng toàn thân. Tuy nhiên bệnh lậu lại rất dễ lây lan. Vậy bệnh lậu lây qua những đường nào và cách phòng tránh bệnh lậu như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu điều này trong bài viết sau đây.

Bệnh lậu có lây không?

Lẩu gây ra bởi vi khuẩn lậu cầu có tên Neisseria gonorrhoeae. Bệnh lậu gặp phải ở cả nam và nữ giới, nhất là những người trẻ từ độ tuổi 15 đến 24 và có quan hệ tình dục không an toàn.

Bệnh lậu lây qua đường nào

Vi khuẩn lậu cầu có khả năng sinh sản rất nhanh, do đó bệnh lậu rất dễ lây lan. Theo các chuyên gia, vi khuẩn lậu có thể lây lan qua nhiều con đường bao gồm: quan hệ tình dục, từ mẹ sang con hoặc thậm chí dùng chung đồ dùng cá nhân.

Các con đường lây nhiễm bệnh lậu

Cụ thể những con đường lây nhiễm bệnh lậu như sau:

1. Quan hệ tình dục không an toàn

Bệnh lậu lây qua đường nào? Đó chính là quan hệ tình dục không an toàn. Đây là con đường lây nhiễm chính của bệnh lậu. Lậu lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn ở mọi hình thức bao gồm: quan hệ qua đường âm đạo, đường miệng và đường hậu môn. Vi khuẩn lậu có mặt trong cả tinh dịch, dịch nhầy của âm đạo và nước bọt của người bệnh. Nếu hệ miễn dịch của người bệnh không chống lại được sự tấn công của vi khuẩn thì người đó sẽ mắc bệnh lậu.

Bệnh lậu lây qua đường tình dục

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lậu, thông qua quan hệ tình dục là:

  • Người thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn
  • Người có nhiều bạn tình
  • Người quan hệ với những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lậu như gái mại dâm
  • Nam giới bị dài và hẹp bao quy đầu có nguy cơ cao mắc lậu cao hơn
  • Người bệnh quan hệ trong khi đang mắc các bệnh viêm nhiễm sinh dục hoặc bệnh xã hội khác

Bệnh lậu có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 7 ngày. Do đó, sau khi quan hệ tình dục trong khoảng thời gian này, các triệu chứng của bệnh lậu có thể bắt đầu xuất hiện. Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn và xuất hiện những triệu chứng bất thường ở vùng kín như tiểu rắt, tiểu buốt, ra dịch mủ thì cần đến ngay cơ sở y tế thăm khám. Khi đó bạn nên dừng quan hệ tình dục và cùng đi khám với cả bạn tình.

2. Lây truyền từ mẹ sang con

Con đường thứ hai lây nhiễm bệnh lậu là lây từ mẹ sang con. Phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu sẽ lây nhiễm sang cho thai nhi thông qua nhau thai. Hoặc trẻ có thể lây nhiễm bệnh lậu từ mẹ thông qua quá trình sinh thường. Khi trẻ đi qua âm đạo, trẻ sẽ dính dịch có chứa vi khuẩn lậu ở âm đạo và dẫn đến bệnh lậu.

Bệnh lậu lây từ mẹ sang con

Khi bị vi khuẩn lậu tấn công, thai nhi có thể bị tổn thương ngay từ khi nằm trong bụng mẹ. Vi khuẩn lậu có thể gây kích thích sảy thai hoặc sinh non. Trong trường hợp trẻ sinh ra bị mắc bệnh lâu, thì trẻ có thể bị viêm giác mạc và dẫn đến mù lòa. Đây là đến biến nghiêm tọng nhất của bệnh về lậu cho thai nhi.

3. Dùng chung đồ dùng cá nhân

Bệnh lậu có lây qua đường dung chung đồ dùng không? Dù có nguy cơ ít hơn nhưng vi khuẩn lậu có thể lây qua việc dùng chung đồ dùng cá nhân.  Cụ thể con đường lây nhiễm này như sau

Dùng chung quần áo với người bệnh

Vi khuẩn lậu có thể tồn tại trên quần áo của người bệnh nhân. Do đó khi bạn dùng chung quần áo với người bệnh, vi khuẩn lậu sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở. Đặc biệt, nếu bạn dùng chung đồ lót, mặc quần áo cũ hoặc giặt đồ với người bệnh, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh lậu

Không chỉ quần áo, các vật dụng cá nhân như cốc, chén, bát, đũa, bàn chải đánh răng đều có thể chứa vi khuẩn lậu. Khi bạn sử dụng chung các đồ vật này, vi khuẩn lậu có thể xâm nhập vào niêm mạc miệng và gây bệnh.

Các trường hợp khác

Ngoài ra một số trường hợp hy hữu bệnh lậu có thể lây qua việc sử dụng chung nhà vệ sinh công cộng, tay nắm cửa. Để giảm thiểu những nguy cơ này, bạn nên rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ và chú ý khi đi vệ sinh nơi công cộng.

4. Lây truyền qua đường máu

Con đường thứ tư và cũng là con đường cuối cùng lây nhiễm bệnh lậu là qua đường máu.  Khi bệnh lậu phát triển nặng, vi khuẩn lậu xâm nhập vào cả máu. Do đó sử dụng chung bơm kim tiêm là con đường lây nhiễm vi khuẩn lậu. Vấn đề này thường xảy ra ở những người nghiện ma túy và sử dụng chung bơm kim tiêm với người khác. Còn truyền máu thì bạn không cần lo lắng vì nguồn máu khi được truyền cho bạn đã được kiểm tra và đảm bảo không chứa các vi khuẩn, virus gây bệnh.

Con đường lây nhiễm bệnh lậu

Điều trị bệnh lậu như thế nào tại cơ sở y tế?

Để ngăn ngừa bệnh lậu lây nhiễm cho người khác, cũng như hạn chế những ảnh hưởng của bệnh, bạn nên điều trị lậu sớm nhất. Các phương pháp điều trị bệnh lậu hiện nay bao gồm

Điều trị bằng thuốc

Bệnh lậu ở mức độ nhẹ được điều trị bằng thuốc kháng sinh sinh. Người bệnh cần uống đúng, đủ liệu trình để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh lậu. Ngoài ra, bạn nên cùng điều trị với bạn tình để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo sau khi điều trị khỏi.

Trong thời gian điều trị, bạn tuyệt đối kiêng quan hệ tình dục, hôn môi sâu và tránh tiếp xúc với các vết thương hở của người khác.

Hãy tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín điều trị các bệnh lý sinh dục hoặc bệnh xã hội  để được tư vấn và điều trị. Việc điều trị ở các cơ sở kém chất lượng có thể không đạt được hiệu quả và khiến bệnh dễ tái phát. Khi đó, bạn sẽ tốn kém thời gian và chi phí hơn để điều trị hơn.

Làm sao để phòng tránh bệnh lậu?

Sau khi điều trị bệnh lậu, bạn cần áp dụng các phương pháp phòng tránh để ngăn ngừa bệnh lậu quay trở lại. Vậy làm sao để phòng tránh lậu?

  • Quan hệ tình dục an toàn là biện pháp tốt nhất để phòng tránh lậu, cũng như các bệnh xã hội khác.
  • Hãy chung thủy với một bạn tình trong một thời gian, và có biện pháp bảo vệ khi quan hệ với người mới.
  • Không quan hệ với người có triệu chứng nghi ngờ là bệnh lậu hoặc bệnh xã hội khác.
  • Không nên sử dụng chung quần áo và các đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt là người đang mắc bệnh lậu
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau khi quan hệ tình dục
  • Khám sức khỏe định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm/ một lần để phát hiện sớm lậu và có biện pháp điều trị kịp thời

Bệnh lậu lây nhiễm qua nhiều con đường, trong đó chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn. Vì vậy, để bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh nguy hiểm này, bạn hãy thực hiện lối sống lành mạnh, chung thủy với một bạn tình và quan hệ tình dục an toàn. Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu  bệnh lậu lây qua đường nào và biết cách phòng tránh thích hợp.