Kinh nguyệt không đều nên uống thuốc gì? 5 loại thuốc điều hòa kinh nguyệt tốt nhất

Kinh nguyệt không đều là vấn đề thường thấy ở chị em trong độ tuổi sinh sản, là sự thất thường về chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu kinh, vô kinh hoặc rong kinh…Vậy kinh nguyệt không đều uống thuốc gì?

Như chúng ta đã biết, kinh nguyệt bắt đầu từ bé gái đến tuổi dậy thì (9-13 tuổi) và kết thúc ở phụ nữ mãn kinh (44-55 tuổi). Một chu kỳ kinh dao động 28-30 ngày, tuy nhiên, tùy cơ địa mỗi người nên chu kỳ 23-35 ngày cũng có thể được coi là bình thường. Lượng máu trung bình khoảng 40-80ml, thời gian hành kinh từ 3-5 ngày.

Như thế nào là kinh nguyệt không đều?

Kinh nguyệt không đều
  • Chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn dưới 22 ngày gọi là kinh đến sớm, hoặc dài trên 35 ngày gọi là chậm kinh.
  • Lượng máu kinh quá nhiều hoặc quá ít, màu máu kinh đỏ tươi hoặc đen.
  • Thời gian hành kinh ít hơn 3 ngày, máu kinh dưới 20ml gọi là kinh nguyệt ít.
  • Rong kinh là khi số ngày hành kinh kéo dài quá 7 ngày trở lên với số lượng máu không quá nhiều cũng không quá ít.
  • Vô kinh có 2 loại, vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát. Vô kinh nguyên phát là tình trạng trên 18 tuổi không thấy xuất hiện kinh nguyệt. Vô kinh thứ phát là trường hợp đã có kinh nguyệt nhưng sau đó kinh nguyệt lại ngừng từ 6 tháng trở lên.

Những bệnh lý gây kinh nguyệt không đều

Nguyên nhân kinh nguyệt không đều

Ngoài những lý do như bé gái tuổi dậy thì, tác dụng phụ của thuốc tránh thai…tình trạng kinh nguyệt không đều còn là dấu hiệu cảnh báo chị em đang gặp phải một số bệnh phụ khoa nguy hiểm, ảnh hưởng chức năng sinh sản, gây vô sinh, hiếm muộn.

  • Viêm âm đạo: Đây là một trong những căn bệnh phụ khoa phổ biến, chị em thường trải qua các triệu chứng mẩn ngứa, sưng tấy âm đạo, ra nhiều khí hư có mùi hôi, kinh nguyệt không đều, đau khi quan hệ…
  • Đa nang buồng trứng: Khoảng 50% trường hợp chị em bị buồng trứng đa nang có chu kỳ kinh quá dài (40-44 ngày), trong đó có 20% trường hợp bị mất kinh. Ngoài ra, người bệnh có thể bị chảy máu âm đạo giữa chu kỳ kinh, máu kinh ra nhiều hoặc ít.
  • U xơ cổ tử cung: Khoảng 30% nữ giới từ 30-50 tuổi và 80% phụ nữ sau 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh u xơ cổ tử cung. Chị em thường trải qua các có triệu chứng tiểu buốt, tiểu nhiều, kinh nguyệt ra nhiều do khối u làm tăng niêm mạc tử cung kèm theo chứng đau bụng dưới (giống đau bụng kinh).
  • Polyp cổ tử cung: Kinh nguyệt không đều như kinh nguyệt ra nhiều hoặc ít, kinh nguyệt kéo dài hoặc quá ngắn…là những triệu chứng điển hình của bệnh polyp cổ tử cung. Ngoài ra, người bệnh còn gặp một số biểu hiện như tiểu buốt, tiểu nhiều nhưng lượng nước tiểu ít, chảy máu âm đạo bất thường, đau khi quan hệ, đau bụng dưới…
  • Viêm cổ tử cung: Có khoảng 50% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và quan hệ tình dục nhiều có nguy cơ bị viêm cổ tử cung. Khi cổ tử cung bị viêm nhiễm, thường gây ra nhiều khí hư có mùi hôi, kinh nguyệt không đều, đau khi quan hệ, đau bụng dưới kèm theo tiểu buốt, tiểu nhiều…

5 loại thuốc điều hòa kinh nguyệt tốt?

các bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều

Cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà với thuốc nam, thuốc bắc đơn giản

Theo Đông y, rối loạn kinh nguyệt là do một số nguyên nhân như: huyết nhiệt, hư nhiệt, khí hư, hư hàn, huyết ứ, huyết hư, khí uất, đàm thấp, tỳ hư, can thận hư tổn… gây ra. Và chỉ cần khắc phục những vấn đề này thì chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ ổn định.

Các chị em có thể tham khảo và áp dụng một số bài thuốc Nam sau đây để giúp khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

+ Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng Nam do huyết nhiệt

Nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt do huyết nhiệt thường có những biểu hiện như: Có kinh sớm hơn so với chu kỳ, kinh ra nhiều, có màu sẫm, tím, đôi khi máu kinh vón cục và mùi tanh. Tính tình người bệnh sẽ dễ gắt gỏng, khó khăn khi đại tiện.

– Bài thuốc: Sinh địa + xích thược + hoàng cầm + bạch môn đăng mỗi thứ 12 gam; đan bì + bạch linh mỗi thứ 2 gam; thạch hộc 10 gam.

– Cách dùng: Với các vị thuốc này, chị em đem sắc uống 1 thang trước kỳ kinh khoảng 7 ngày.

+ Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng Nam do hư nhiệt

Bài thuốc Đông y này được áp dụng cho những trường hợp kinh đến sớm, lượng máu ít, có màu đỏ hơi nâu, không vón cục. Người bệnh có hiện tượng khó ngủ, mặt nóng, miệng loét…

– Bài thuốc: Sinh địa + huyền sâm mỗi thứ 40 gam; bạch thược + mạch môn mỗi thứ 20 gam; a giao + địa cốt bì mỗi thứ 12 gam.

– Cách dùng: Chị em sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, uống liên tục 5 đến 10 thang.

+ Bài thuốc Nam giúp kinh nguyệt ra đều:

Được áp dụng cho những trường hợp người bệnh có hiện tượng kinh đến sớm, ra ít và loãng. Cơ thể mệt mỏi, hồi hộp, chán ăn, thậm chí bỏ ăn, căng thẳng…

– Bài thuốc: Đảng sâm + hoàng kỳ mỗi vị 20 gam; bạch truật + thăng ma + đương quy + sài hồ mỗi vị 12 gam; chích thảo 4 gam; trần bì 8 gam.

– Cách dùng: Mỗi ngày chị em sắc uống một thang, dùng 5 đến 10 thang.

+ Bài thuốc Nam chữa hư hàn

Công dụng của bài thuốc này là giúp lưu thông khí huyết, điều hòa kinh hiệu quả. Nếu rối loạn kinh nguyệt do hư hàn người bệnh sẽ có biểu hiện như: Kinh ra ít, loãng, màu kinh không rõ ràng, nhợt nhạt, có màu đen, người sợ lạnh, đau bụng…

– Vị thuốc: Thục địa + ngải cứu + đảng sâm mỗi thứ 12 gam; xuyên khung + hà thủ ô mỗi thứ 10 gam; can khương + xương hồ mỗi thứ 8 gam.

– Cách dùng: Chị em sắc uống một thang/ ngày, uống từ 5 đến 10 thang.

Một số bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc bắc

Chị em nào đang bị rối loạn kinh nguyệt ở mức độ nhẹ thì có thể tham khảo những bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc bắc dưới đây:

+ Bài thuốc Thanh hóa ẩm

Thành phần:

– Sinh địa, Hoàng cầm, Bạch môn đông, Xích thược: Mỗi loại 12g

– Thạch hộc: 10g

– Đan bì, Bạch linh: Mỗi loại 2g

Đối tượng sử dụng: Người có kinh nguyệt sớm hơn chu kỳ, máu kinh ra nhiều, máu kinh có màu đỏ sẫm, vón cục, mùi hôi tanh.

Cách nấu: Sắc với nước, uống 1 thang thuốc trên trước kỳ kinh 7 ngày sẽ có hiệu quả.

+ Bài thuốc Lưỡng địa thang

Thành phần:

– Sinh địa, Huyền sâm: Mỗi loại 40g

– Bạch thược, Mạch môn: Mỗi loại 20g

– Địa cốt bì, A giao: Mỗi loại 12g

Cách nấu: Mỗi ngày sắc uống 1 thang. Người bệnh uống liên tục 5 – 10 thang sẽ hết các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt.

Trên đây là thông tin một số loại thuốc uống khi kinh nguyệt không đều. Nếu uống các loại thuốc trên mà chu kỳ kinh không ổn định trở lại, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám để được xác định nguyên nhân chính các và điều trị kịp thời.